Thung lũng Silicon trở thành "Thung lũng sa thải" vì Covid-19
Theo phân tích số liệu cắt giảm việc làm của Bloomberg và Layoff.fyi – trang web tổng hợp thông báo sa thải trong ngành công nghệ, khi đại dịch bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường lao động, thì công nghệ lại là lĩnh vực đặc biệt gây chú ý.
- 27-05-2020Hàng tỷ USD của các ông lớn ở thung lũng Silicon nhằm tạo ra nơi làm việc lý tưởng sẽ bị bỏ phí sau đại dịch?
- 17-05-2020Hậu Covid-19 và cuộc “đào tẩu” khỏi thung lũng Silicon của những kỹ sư công nghệ hàng đầu thế giới
- 09-03-2020Ví Covid-19 như “thiên nga đen của 2020", quỹ đầu tư tại Silicon Valley gửi thư đến startup: Người sống sót sau cùng không phải kẻ mạnh nhất mà là người dễ thích nghi để thay đổi nhất!
Từ hồi giữa tháng 3, các công ty công nghệ ở Mỹ từ lớn đến nhỏ đều buộc phải sa thải một loạt nhân viên. Cho đến nay, ngành này đã cắt giảm tổng cộng 40.000 nhân sự, nhưng tháng 5 là thời điểm tồi tệ nhất. Chỉ trong 1 tuần đầu tiên của tháng 5, Uber Technologies đã cho biết sẽ yêu cầu 3.700 nhân sự nghỉ việc. Trong khi đó, Airbnb sẽ sa thải 1.900 nhân viên, Lyft cũng sa thải hoặc yêu cầu 1.000 nhân viên tạm nghỉ việc.
Theo phân tích số liệu cắt giảm việc làm của Bloomberg và Layoff.fyi – trang web tổng hợp thông báo sa thải trong ngành công nghệ, khi đại dịch bùng phát đã gây ảnh hưởng nặng nề đến thị trường lao động, thì công nghệ lại là lĩnh vực đặc biệt gây chú ý. Trong những năm gần đây, ngành này đã thúc đẩy đà tăng của thị trường chứng khoán, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của Mỹ và tạo ra những dịch vụ liên quan giúp các ngành khác phát triển. Do đó, những khó khăn mà ngành này đang đối diện sẽ gây tác động lớn đối với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Trong nửa đầu thập kỷ qua, hiệu suất hoạt động của các startup công nghệ - "huyết mạch" của ngành này, đã tăng vọt cùng chỉ số Nasdaq 100. Sau đó, vào năm 2018, cổ phiếu của các startup đã có diễn biến vượt trội so với những công ty niêm yết khác, được thúc đẩy một phần nhờ mức định giá tăng mạnh của các công ty tư nhân chuẩn bị "lên sàn". Dẫu vậy, trong năm nay, động lực đó đã ở tình trạng trì trệ. Bloomberg Startup Index đang có diễn biến kém hơn Nasdaq 100.
Khi các công ty công nghệ cắt giảm việc làm, thì phần còn lại của nền kinh tế Mỹ cũng vậy. Hiện tại, số lượng nhân viên bị sa thải tại Mỹ đã vượt qua con số trong cuộc Đại suy thoái và thậm chí có thể đạt đến mức của những năm 1930 đó tính theo tỷ lệ phần trăm. Ở cuộc suy thoái năm 1933, gần ¼ người lao động Mỹ đã rơi vào cảnh thất nghiệp, theo ước tính của Cục Thống kê Lao động. Hiện tại, khoảng 15% người Mỹ đang thất nghiệp, tăng từ mức 3,6% trong tháng 1.
Dù các công ty công nghệ thường sử dụng ít nhân sự hơn các ngành khách, thì công nghệ lại là lĩnh vực "thống trị" trên thị trường chứng khoán. Điều này có nghĩa là diễn biến của ngành này sẽ có tác động không đồng đều đến các danh mục đầu tư nhằm đến quá trình nghỉ hưu của cá nhân và các tài sản khác. Vào cuối quý I, 7 trong 10 công ty có vốn hóa lớn nhất trên toàn cầu là các big tech.
Khi đại dịch diễn ra, không phải công ty công nghệ nào cũng chịu ảnh hưởng như nhau. "Gã khổng lồ" ngành thương mại điện tử Amazon đang tuyển dụng thêm 175.000 nhân sự để có thể xử lý lượng đơn đặt hàng tăng vọt. Trong khi đó, những big tech khác, gồm Facebook và Apple – cũng không có bất kỳ kế hoạch sa thải nhân viên nào. Tuy nhiên, Google cho biết họ sẽ hạn chế kế hoạch tuyển dụng, còn IBM lại cắt giảm hàng nghìn việc làm.
Du lịch và vận tải là những ngành chứng kiến số lượng nhân viên bị sa thải nhiều nhất. Ngoài Uber và Airbnb, công ty sản xuất xe scooter – Bird, và trang web đặt dịch vụ du lịch TripAdvisor đều yêu cầu một loạt nhân viên nghỉ việc. Bán lẻ và dịch vụ ăn uống cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, trong đó có Groupon và công ty điều hành phòng tập gym Flywheel Sports. Ngành có số lượng nhân viên bị sa thải nhiều thứ 3 là dịch vụ tiêu dùng – bao gồm trang web đánh giá Yelp và công ty tổ chức sự kiện Eventbrite.
Tình trạng sa thải một loạt có thể vẫn tiếp tục trong nhiều tháng tới, bởi sẽ có ngày càng nhiều công ty cắt giảm chi phí để tồn tại trong một cuộc suy thoái kéo dài. Nhiều nhà kinh tế đã không còn kỳ vọng về sự hồi phục hình chữ V. Thay vào đó, họ tin rằng việc nền kinh tế trở lại bình thường sẽ mất nhiều thời gian, ngay cả khi cuộc khủng hoảng y tế công cộng được kiểm soát.
Dẫu vậy, vẫn có những tia hy vọng đối với sự hồi phục của nước Mỹ. Brandy Aven – phó giáo sư tại trường kinh doanh thuộc Địa học Carneige Mellon, cho biết: "Nhiều người không đi làm có thể trở nên sáng tạo hơn và họ sẽ tạo ra công nghệ đột phá." Hơn nữa, những dự án đầy hứa hẹn vẫn nắm giữ khoản tiền mặt đáng kể, ví dụ các startup tại mỹ đã huy động được 34 tỷ USD trong quý I/2020, và các công ty sẽ cần thêm nhân tài để phát triển. Ngoài ra, 1 nền kinh tế đang gặp khó khăn sẽ giúp các giám đốc điều hành loạt bỏ những yếu tố không cần thiết, tăng chất lượng sản phẩm và đạt mục tiêu doanh thu.
Có nhiều công ty giá trị cao đã phát triển mạnh mẽ trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, bao gồm Airbnb và Dropbox, Uber. Tương tự như vậy, cuộc khủng hoảng lần này có thể tạo ra những "gã khổng lồ" mới. Tuy nhiên, điều này cũng không thể giúp hàng chục nghìn nhân viên ngành công nghệ mới nghỉ việc an tâm hơn.
Tham khảo Bloomberg