Thượng đỉnh Mỹ - Nga: Bị gọi là "kẻ giết người", ông Putin hài lòng với lời giải thích của ông Biden
Cùng với đó, hai nước cũng đồng ý cử đại sứ của họ trở lại thủ đô của nhau.
- 15-06-2021Thượng đỉnh Biden-Putin: "Sếp lễ tân" nhiều đời lãnh đạo Liên Xô và Nga dự báo đầy bất ngờ
- 27-03-2021Ông Biden vẫn mời ông Putin và Tập Cận Bình dự Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu bất chấp mối quan hệ căng thẳng
- 16-02-2021Elon Musk mời Tổng thống Putin nói chuyện trên một ứng dụng không thể ghi âm hoặc lưu trữ
- 11-02-2021Tổng thống Biden sẽ “khui bí mật” giữa ông Trump và ông Putin?
Cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ đầu tiên kể từ khi ông Joe Biden trở thành Tổng thống thu hút sự chú ý của cả thế giới. Sau cuộc gặp kéo dài 3 giờ được mô tả là căng thẳng, hai người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới lại sử dụng những từ ngữ hết sức cẩn trọng để nói về nội dung họ vừa thảo luận bên trong căn biệt thự ven hồ tại Thụy Sỹ.
Ông Biden thì nói rằng mình không đưa ra bất cứ lời đe dọa nào trong cuộc họp 3 giờ. Những điều mà vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ nói chỉ về những lợi ích của Mỹ, bao gồm an ninh mạng, cũng như mô tả cách đáp trả khi lợi ích của người Mỹ bị xâm phạm.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả cuộc gặp là xây dựng và không có thái độ thù địch. Ông Biden cũng đồng ý với quan điểm đó và nhấn mạnh "không gì có thể thay thế cho những cuộc thảo luận trực tiếp".
Sau cuộc gặp, Nga và Mỹ đồng ý cử Đại sứ trở lại thủ đô của nhau. Trước đó, Nga đã triệu hồi đặc phái viên của mình vào tháng 3 sau khi ông Biden gọi ông Putin là "kẻ giết người". Đáp lại, Mỹ cũng tiến hành triệu hồi đại sứ ngay sau đó.
Trong cuộc gặp với các phóng viên, ông Putin nói rằng mình hài lòng với lời giải thích của ông Biden về cụm cừ nhạy cảm đó.
Ngoài ra, Nga và Mỹ cũng đồng ý bắt đầu các cuộc đàm phán về an ninh mạng và kiểm soát vũ khí. Trước đó, ông Biden cũng đã hỏi ông Putin cảm thấy như thế nào nếu đường ống dẫn dầu huyết mạch của Nga bị tin tặc tấn công, ám chỉ việc đổ lỗi cho Nga đằng sau vụ tấn công mạng đòi tiền chuộc nhằm vào đường ống dẫn dầu Colonial Pipeline của Mỹ.
Tuy nhiên, vẫn có những bất đồng không thể che giấu trong cuộc gặp giữa 2 lãnh đạo Nga và Mỹ. Đó là mối bất hòa về một loạt các vấn đề, trong đó có tình hình Ukraine hay nhân quyền. Ông Biden nói rằng Nga sẽ đối mặt với những hậu quả "khủng khiếp" nếu nhà đối lập Alexei Navalny bị bỏ tù hoặc giam lỏng. Mỹ cũng yêu cầu Nga ngăn chặn các vụ tấn công bằng mã độc xuất phát từ lãnh thổ nước này.
Ông Putin thì bác bỏ những quan ngại của Mỹ về Navalny hay việc Nga tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới phía đông Ukarine. Ông cũng bác luôn việc người Mỹ cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm liên quan đến những vụ tin tặc nhằm vào nước Mỹ. Ông Putin cũng nói Mỹ không có tư cách nói về nhân quyền của Nga, nhất là khi Mỹ còn đang loay hoay với các vụ việc như Black Lives Matter.
"Những gì chúng tôi thấy là tình trạng mất trật tự, hỗn loạn và vi phạm pháp luật… Chúng tôi cảm thông cho nước Mỹ nhưng chúng tôi không muốn điều đó xảy ra trên lãnh thổ của mình. Chúng tôi sẽ gắng hết sức để chúng không được phép xảy ra", ông Putin nhấn mạnh.
Ông Putin cũng đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc bắt giam những người xông vào Điện Capotol hồi tháng Giêng, những người cố gắng ngăn chặn Quốc hội Mỹ xác nhận ông Biden trở thành Tổng thống Mỹ. Phản bác lại, ông Biden nói rằng việc mang những sự việc ở Mỹ ra so sánh là "nực cười".
Mối quan hệ Nga và Mỹ đã xấu đi trong nhiều năm, đặc biệt là khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 sau chính biến ở Ukraine, sự can thiệp của Nga vào Syria vào năm 2015 cũng như cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, năm mà ông Donald Trump đánh bại bà Hillary Clinton....