MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làm đều 4 việc này miễn dịch tăng gấp bội, cả năm chẳng ốm đau bệnh tật hay tốn 1 xu tiền thuốc: Người khôn ngoan đã áp dụng từ lâu!

04-02-2022 - 07:18 AM | Sống

Làm đều 4 việc này miễn dịch tăng gấp bội, cả năm chẳng ốm đau bệnh tật hay tốn 1 xu tiền thuốc: Người khôn ngoan đã áp dụng từ lâu!

Hệ thống miễn dịch giống như một tấm khiên kiên cường giúp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Vì vậy, việc nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch là rất quan trọng, đặc biệt trong đại dịch COVID-19.

Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan, phối hợp với nhau, để bảo vệ con người chống lại mầm bệnh, vi rút, vi trùng hay các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, nếu một người có hệ miễn dịch kém hay suy yếu, khả năng bị nhiễm trùng (nhiễm vi khuẩn, virus, nấm hay kí sinh trùng) sẽ cao hơn.

Vậy, có bao giờ bạn cảm thấy mình dễ mắc phải các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm hơn so với người khác? Hay bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi hoặc các triệu chứng bệnh cứ kéo dài dai dẳng không dứt? Tất cả đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang có một hệ miễn dịch suy yếu và cần được cải thiện.

4 biểu hiện của sự suy giảm khả năng miễn dịch

1. Gặp nhiều vấn đề ở dạ dày

Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hay táo bón, khả năng cao là hệ miễn dịch đã bị tổn hại và suy yếu.

Nghiên cứu cho thấy gần 70% các tế bào của hệ thống miễn dịch tập trung ở đường tiêu hóa. Các vi sinh vật có lợi tại đây giúp bảo vệ đường ruột khỏi nhiễm trùng và hỗ trợ tăng cường miễn dịch. Khi số lượng các vi sinh vật có lợi (hay còn gọi là lợi khuẩn) ở đường tiêu hóa giảm sút, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm virus, viêm mạn tính, thậm chí là mắc phải các bệnh rối loạn tự miễn.

2. Vết thương lâu lành

Làm đều 4 việc này miễn dịch tăng gấp bội, cả năm chẳng ốm đau bệnh tật hay tốn 1 xu tiền thuốc: Người khôn ngoan đã áp dụng từ lâu! - Ảnh 1.

Hệ miễn dịch suy yếu khiến vết thương lâu lành. Ảnh: NetEast162

Khi bạn có vết cắt, bỏng hay trầy xước trên da, quá trình tự chữa lành sẽ được kích hoạt. Lúc đó, cơ thế tăng cường lưu thông máu giàu chất dinh dưỡng đến khu vực bị tổn thương để giúp tái tạo các tế bào da mới, làm lành vết thương.

Tốc độ của quá trình này nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào các tế bào miễn dịch khỏe mạnh. Nếu hệ thống miễn dịch hoạt động kém, các tế bào mới sẽ không thể tái tạo nhanh chóng. Kết quả là vết thương sẽ lâu lành hơn bình thường.

3. Mệt mỏi thường xuyên

Đôi khi, khi gặp áp lực tâm lý và công việc bận rộn, con người sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi. Sự mệt mỏi về thể chất này có thể được giải tỏa một cách hiệu quả sau khi nghỉ ngơi. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài, tinh thần kém, sau khi nghỉ ngơi vẫn không thuyên giảm, có thể do mắc bệnh dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch, cần đi khám kịp thời.

4. Dễ bị cảm lạnh và thời gian bệnh kéo dài

Làm đều 4 việc này miễn dịch tăng gấp bội, cả năm chẳng ốm đau bệnh tật hay tốn 1 xu tiền thuốc: Người khôn ngoan đã áp dụng từ lâu! - Ảnh 2.

Cảm lạnh trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu và không "hoạt động hết công suất". Ảnh: Internet

Một người trưởng thành khỏe mạnh trải qua vài lần hắt hơi, sổ mũi trong các cơn cảm lạnh mỗi năm là điều hoàn toàn bình thường. Đa số đều cảm thấy khỏe lại sau khoảng 7 – 10 ngày. Bởi vì từ lúc nhiễm tác nhân gây bệnh, hệ miễn dịch cần phải mất 3 – 4 ngày để hình thành nên các kháng thể chống lại chúng.

Tuy nhiên, nếu bạn liên tục bị cảm lạnh hoặc các triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần thì đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy hệ miễn dịch hoạt động yếu.

Đây là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu và không "hoạt động hết công suất". Trung bình một người trưởng thành bị cảm lạnh từ 1 – 3 lần mỗi mùa, mỗi lần kéo dài 3 hoặc 4 ngày. Còn nếu nhiều hơn, sức đề kháng của bạn đang giảm sút.

Phương pháp kích hoạt hệ thống miễn dịch

Nếu chẳng may các dấu hiệu ở trên đều quen thuộc với bản thân bạn, đừng chần chừ mà hãy cố gắng thực hiện các biện pháp giúp nâng cao sức đề kháng. Một vài thay đổi trong lối sống và thói quen vệ sinh hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh tự nhiên:

1. Giữ đủ nước cho cơ thể

Ngăn ngừa mất nước là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Mất nước có thể gây đau đầu và cản trở hoạt động thể chất, khả năng tập trung, tâm trạng, tiêu hóa cũng như chức năng tim và thận. Những biến chứng này có thể làm tăng khả năng mắc bệnh. Do đó, hãy bổ dung đủ nước cho cơ thể. 

Lưu ý, người lớn tuổi sẽ dần mất cảm giác khát nước vì cơ thể không báo hiệu một cách đầy đủ. Vì vậy, họ cần uống nước thường xuyên ngay cả khi không cảm thấy khát.

2. Nghỉ trưa 25 phút

Làm đều 4 việc này miễn dịch tăng gấp bội, cả năm chẳng ốm đau bệnh tật hay tốn 1 xu tiền thuốc: Người khôn ngoan đã áp dụng từ lâu! - Ảnh 3.

Những người có khả năng miễn dịch kém chính là do nghỉ ngơi không tốt khiến cơ thể mệt mỏi. Do đó, ngủ trưa có thể giúp cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn. Việc chợp mắt khoảng 25 phút vào buổi trưa có thể giúp não bộ được nghỉ ngơi ngắn và phục hồi một phần năng lượng. Điều này cũng có thể giúp những người ngủ ít hơn 8 giờ bắt kịp giấc ngủ trong ngày, và kích hoạt khả năng miễn dịch cũng như phát triển các thói quen tốt.

Tất nhiên, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi sớm chứ không nên thức khuya. Bởi vì, giấc ngủ và khả năng miễn dịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, giấc ngủ không đủ hoặc chất lượng kém có liên quan đến việc bạn dễ bị ốm hơn. Trong một nghiên cứu ở 164 người trưởng thành khỏe mạnh, những người ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nhiều khả năng bị cảm lạnh hơn những người ngủ 6 giờ trở lên mỗi đêm.  

3. Buổi trưa nên ăn một ít hoa quả

Cơ thể con người mệt mỏi và suy nhược nhất vào buổi trưa. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung một chút hoa quả để bồi bổ sinh lực và cải thiện khả năng miễn dịch. Chắc hẳn mọi người đều biết lợi ích to lớn của trái cây. Đúng vậy, thực phẩm này có thể loại bỏ mệt mỏi về thể chất và thư giãn tinh thần, có lợi cho việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, thức ăn buổi trưa đã tiêu hóa gần hết, ăn một số loại trái cây vừa không dễ tăng cân vừa có thể bổ sung năng lượng, giúp duy trì chức năng và kích hoạt hệ thống miễn dịch.

4. Đi bộ nhiều hơn

Làm đều 4 việc này miễn dịch tăng gấp bội, cả năm chẳng ốm đau bệnh tật hay tốn 1 xu tiền thuốc: Người khôn ngoan đã áp dụng từ lâu! - Ảnh 4.

Đi bộ giúp tăng cường hệ miễn dịch. ẢNh: Internet

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần đi bộ một chút mỗi ngày cũng có thể tăng hiệu quả của vaccine ở những người có hệ miễn dịch bị tổn thương. Hơn nữa, đi bộ thường xuyên có thể làm giảm viêm, tăng tốc độ trao đổi chất, đào thải các chất độc hại ra ngoài và giúp các tế bào miễn dịch tái tạo thường xuyên.

Tuy nhiên, ngày nay, mọi người có nhiều phương tiện di chuyển khi ra ngoài khiến quãng đường đi bộ rất ngắn. Khi hệ thống miễn dịch thấp, bạn cần phải đi bộ nhiều hơn. Đi bộ là phương pháp tập luyện thông thường, đơn giản, không đòi hỏi sự khéo léo. Người không có thời gian tập các môn thể thao khác nên chú ý tăng thời gian đi bộ càng nhiều càng tốt.

Theo Sohu

https://cafef.vn/thuong-xuyen-lam-4-viec-nay-thi-kha-nang-mien-dich-duoc-kich-hoat-ca-nam-chang-om-dau-benh-tat-nguoi-khon-ngoan-da-ap-dung-tu-lau-20220112145424611.chn

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên