MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiền gửi tiết kiệm lên tới 139% GDP, cần có chính sách khuyến khích chuyển tiền nhàn rỗi trung dài hạn sang thị trường vốn

Trong hệ thống ngân hàng tiền gửi tổ chức và cá nhân đạt quy mô lên tới 139% GDP, trong đó 79% GDP là tiền gửi của tổ chức, làm sao phải có giải pháp dịch chuyển phần tiết kiệm trung và dài hạn của người dân ngay tại hệ thống ngân hàng sang thị trường vốn.

Tại phiên thảo luận về "Khơi thông tín dụng dài hạn và thúc đẩy phát triển thị trường TPDN tại Việt Nam" nằm trong khuôn khổ diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019 do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế của NHNN đã đưa ra thực trạng mất cân đối giữa thị trường tín dụng và thị trường cổ phiếu.

Mất cân đối giữa ngân hàng và thị trường vốn

Ông Hùng cho biết tỷ lệ đầu tư vốn trung dài hạn là 50,6%, dư nợ đạt khoảng 130% GDP trong khi quy mô thị trường cổ phiếu 2018 đạt 91% GDP, quy mô thị trường trái phiếu đạt trê 39% GDP trong đó dư nợ trái phiếu chính phủ đạt 30% GDP và trái phiếu DN đạt 8,6% GDP như vậy nền kinh tế vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các tổ chức tín dụng. Điều này cho thấy áp lực của các TCTD rất lớn gây ra sự mất cân bằng về nguồn vốn đặt biệt là nguồn vốn trung dài hạn.

Tiền gửi tiết kiệm lên tới 139% GDP, cần có chính sách khuyến khích chuyển tiền nhàn rỗi trung dài hạn sang thị trường vốn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Hùng

Theo ông Hùng, một số nguyên nhân chính dẫn đến sự mất cân bằng trên thị trường vốn.

Thứ nhất, một số DN có kế hoạch kinh doanh dài hạn chủ động việc sử dụng vốn và huy động vốn, tuy nhiên còn nhiều DN chưa có kế hoạch dài hạn nên vẫn có thói quan sử dụng vốn vay dài hạn. DN ngại công bố thông tin và tình hình tài chính chưa minh bạch gây khó khăn cho các TCTD. Thứ ba, các Dn chưa đáp ứng đủ điều kiện về phát hành trái phiếu.

Về phía NĐT, chưa xuất hiện các nhà đầu tư chiến lược mang tính dài hạn. Ngoài ra các nguyên nhân khác như tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu chưa cao, chưa có công ty xếp hạng tín nhiệm để tạo điều kiện cho nhà đầu tư tham gia đầu tư trái phiếu DN. Cơ sở hạ tầng thông tin cho TPDN chưa đầy đủ, dẫn tới các NĐT chưa quan tâm đến thị trường trái phiếu DN.

Theo ông Hùng, cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển thị trường trái phiếu, phát triển hệ thống công bố thông tin và xây dựng các công ty xếp hạng tín nhiệm đủ năng lực. Về phía Dn phải nâng cao năng lực tài chính, có kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn có lộ trình huy động vốn. NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy TTCK nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

Ông Phạm Hồng Sơn, TTCK bắt đầu vận hành năm 2000, từ năm 2010 đến 2018 tăng trưởng bình quân khoảng 25%/năm, thời điểm 2010 quy mô TTCK đạt 52,5% GDP và quy mô thị trường tín dụng là 110% GDP, đến cuối 2018 TTCK đã đuổi gần kịp thị trường tín dụng (110% GDP so với 130% GDP quy mô của thị trường tín dụng). Khoảng cách 10 năm qua đã thu hẹp rất lớn. Mặc dù 10 năm qua thị trường có nhiều sóng gió. UBCK đã phải báo cáo Bộ Tài chính và Chính phủ nhiều giải pháp để ổn định TTCK.

Ở một số nước, TTCK phát triển trước rồi cơ quan quản lý mới đưa ra khung pháp lý để quản lý thị trường, còn ở Việt Nam cơ quan quản lý "như một bà đỡ" xây dựng từ đầu để đảm bảo ngay từ đầu phát triển bền vững. Hiện nay có trên 1.000 DN giao dịch và niêm yết đây là con số lớn, các DNNN cổ phần hóa rất nhiều, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu rất tốt trong thời gian qua. NHTM phát triển từ năm 1960, còn thị trường trái phiếu rất non trẻ. Các DN ý thức rằng huy động vốn qua TTCK tốt hơn nếu muốn huy động vốn trung và dài hạn trong khi vay ngân hàng để thực hiện các dự án trung dài hạn thì rủi ro hơn. Các DN tốt vẫn huy động được qua TTCK.

Về giải pháp, ông Sơn cho biết Sở chứng khoán Hà Nội sẽ xây dựng cổng thông tin về trái phiếu DN, UBCK nhận định TPDN là kênh quan trọng huy động vốn trong thời gian tới. Luật Chứng khoán sửa đổi xây dựng khung pháp lý nếu TPDN phát hành riêng lẻ chỉ cho nhà đầu tư tổ chức và NĐT chuyên nghiệp, vì nhóm nhà đầu tư này nhận thức được rủi ro, nếu trái phiếu phát hành ra công chúng phải có công ty định mức tín nhiệm.

Số liệu chênh lệch về quy mô thị trường trái phiếu

Ông Cấn Văn Lực: ADB cho rằng quy mô thị trường TPDN đạt 2% GDP nhưng con số của UBCK và NHNN đưa ra chỉ đạt 8,6%, tại sao có con số chênh lệch này?

Theo bà Phạm Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, có sự khác biệt giữa cơ quan quản lý NN và ADB vì theo quy định pháp luật có 2 hình thức phát hành trái phiếu (riêng lẻ và ra công chúng), kênh thông tin về TPDN chỉ bắt đầu từ tháng 2/2019, trong khi ADB chưa cập nhật số liệu về phát hành riêng lẻ.

Chia sẻ về công ty định mức tín nhiệm, bà Hiền cho biết Bộ Tài chính, cơ sở pháp lý về công ty định mức tín nhiệm đã được ban hành từ 2016 nhưng nếu không có cầu thì sẽ không có cung. TPDN là kênh huy động trung và dài hạn thì phải đảm bảo tính công khai minh bạch và vai trò của công ty định mức tín nhiệm rất quan trọng. Thời gian qua UBCK đã làm việc với các ban ngành sửa Luật CK để tách bạch việc phát hành TP ra công chúng bắt buộc phải có định mức tín nhiệm đồng thời phải niêm yết. Điều kiện phát hành riêng lẻ có nới lỏng hơn nhưng giới hạn cho tổ chức và NĐT chuyên nghiệp, NĐT đặt ra điều kiện cho DN phát hành khi huy động vốn phải có định mức tín nhiệm thì có thể mua cao hơn so với mức thông thường.

Cần có giải pháp dịch chuyển tiết kiệm của người dân sang thị trường vốn

Về sự mất cân đối giữa thị trường tín dụng và thị trường vốn, TTCK dù có tốc độ tăng trưởng 25%/năm nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Tổng tài sản hệ thống NH là 199% GDP, ngành bảo hiểm 7% GDP, ngành công nghiệp quản lý quỹ hiện nay mới đạt 17% GDP, có sự chênh rất lớn giữa 3 ngành này. Trong hệ thống ngân hàng tiền gửi tổ chức và cá nhân đạt quy mô lên tới 139% GDP, trong đó 79% GDP là tiền gửi của tổ chức làm sao phải có giải pháp dịch chuyển phần tiết kiệm trung và dài hạn của người dân ngay tại hệ thống ngân hàng sang thị trường vốn.

Có nhiều kỳ vọng "hơi sai" về thị trường trái phiếu

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam, sự phát triển của thị trường trái phiếu thời gian qua rất ấn tượng so với các nước trong khu vực. Có nhiều kỳ vọng đang 'hơi sai" về thị trường trái phiếu. Thực tiễn tại thị trường phát triển, không phải DN nào cũng huy động được trái phiếu, các DN phải phát triển đến một mức độ tín nhiệm nhất định mới huy động vốn được qua trái phiếu, thị trường trái phiếu tại Malaysia đạt 70% GDP nhưng đa phần tập trung vào DN lớn. Một số người cho rằng sao không để doanh nghiệp start up phát hành trái phiếu? Tôi cho rằng việc này dành cho các quỹ hedge fund.

Ông Quỳnh cho biết vẫn còn một số khúc mắc về luật, quy định yêu cầu DN phải có 3 năm liền không có khoản nợ quá hạn gốc và lãi mới được phát hành TP trong khi Nghị định 63 cho phép huy động trái phiếu để cơ cấu nợ, điều này là bất cập. Chúng ta đang áp dụng quy định của thị trường cổ phiếu sang cho trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp đã hiểu rõ về rủi ro, nên không cần thiết phải siết chặt quy định như vậy. Quan trọng nhất là minh bạch thông tin, hãy để thị trường định giá rủi ro của DN. Hiện nay doanh nghiệp phải "2A" mới được phát hành trái phiếu trong khi nhiều doanh nghiệp có người mua nhưng không được phép phát hành.

Về định mức tín nhiệm, Bộ Tài chính mong muốn có 2 công ty cạnh tranh trên thị trường, chúng ta có thể tạo văn hóa về định mức tín nhiệm. Tại Hàn Quốc và Malaysia giai đoạn đầu bắt buộc phát hành trái phiếu phải xếp hạng tín nhiệm, họ mất 20 năm để hình thành văn hóa đã đi vay phát hành trái phiếu phải định mức tín nhiệm để tăng tính minh bạch thị trường. Đây là một "trade off" (đánh đổi) cần thiết. Chúng ta sẽ kích thích các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có năng lực vào thị trường trái phiếu. Hiện nay các NH đang mua hết trái phiếu DN và "ôm" từ đầu đến cuối thì điều này không đạt mục tiêu của chúng ta.


Tâm An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên