Tiên tri đúng về Starbucks nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ lại không thể ‘đạt KPI’ cho chuỗi E-Coffee của mình: Mục tiêu 3.000 cửa hàng, sau 3 năm mới được 700
"Vua cà phê" Việt Nam từng dự đoán: "10 năm nữa tối đa họ phát triển vô cùng tốt, tôi tin họ có trên 100 cửa hàng là cùng. Cái đáng nói là chúng tôi sẽ chứng minh mình trên đất Mỹ, từ sản phẩm, mô hình và câu chuyện tôi hay hơn Starbucks"
- 17-02-2023Ai sợ chơi 'Mẹc' cổ chứ ông Đặng Lê Nguyên Vũ thì không: Sắm hẳn 2 chiếc limousine siêu hiếm về độ nội thất thành hàng độc
- 16-02-2023Cách "Vua Cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp: Chọn đối thủ lớn nhất vì chỉ có tranh đua với người đi đầu thì mới có cơ hội đi đầu
- 04-02-2023Khi “Vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ làm bất động sản: Không chỉ bán thứ khách hàng CẦN mà còn bán thứ mình MUỐN
Sau vụ ly hôn thế kỷ, nhà sáng lập Tập đoàn Trung Nguyên - Đặng Lê Nguyên Vũ không còn thường xuyên xuất hiện trên truyền thông, hoặc nếu có cũng chỉ là hình ảnh ngồi trên siêu xe được báo chí ghi lại. Dẫu vậy, những triết lý, nhận định hay cách làm cà phê của ông và Trung Nguyên vẫn luôn là điều khiến giới kinh doanh phải đem ra học hỏi, suy ngẫm.
10 năm trước, khi thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks tiến vào thị trường Việt Nam, ông Đặng Lê Nguyên Vũ không ngại nhận xét thẳng thắn về đối thủ: Starbucks không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường.
Điều đáng nói là mới đây, khi Starbucks vừa kỷ niệm tròn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, thương hiệu này đang sở hữu 87 cửa hàng và có mục tiêu chạm mốc 100 chi nhánh vào năm 2023. Nếu không xét nhiều đến những yếu tố ngoại cảnh, có thể nói ông Đặng Lê Nguyên Vũ cũng đã "tiên tri" khá đúng về con đường "thăng tiến" của Starbucks tại Việt Nam từ 10 năm trước.
Bản thân Tập đoàn Trung Nguyên, bên cạnh việc sản xuất cà phê hoà tan, cũng bước một chân vào thị trường F&B, với việc điều hành chuỗi Trung Nguyên E- Coffee (phân khúc trung cấp), Trung Nguyên Legend (phân khúc cao cấp) và mới nhất là Thế Giới Cà phê Trung Nguyên Legend.
Trong đó, chuỗi Trung Nguyên E-Coffee mang theo tham vọng bành trướng, mở rộng quy mô lớn của Tập đoàn.
Tháng 8/2019, thời điểm chính thức ra mắt, Trung Nguyên cho biết số lượng cửa hàng nhượng quyền E-Coffee có mặt trên thị trường đã khoảng 100. Đồng thời, đặt mục tiêu cán mốc 3.000 điểm kinh doanh, phủ rộng khắp cả nước sau 1 năm.
Để đạt được mục tiêu mở rộng thần tốc, Trung Nguyên đưa ra 3 phương án hợp tác. Thứ nhất, gói 65 triệu đồng dành cho những quán cà phê đang hoạt động nhưng muốn chuyển qua đồng hành với Trung Nguyên. Gói 120 triệu đồng dành cho những người muốn khởi nghiệp cà phê và gói 175 đồng triệu được Trung Nguyên hỗ trợ tối đa mọi khâu.
Tuy nhiên, "người tính không bằng trời tính", sau 3 năm, chuỗi Trung Nguyên E-Coffee vẫn chưa thể hoàn thành "KPI" mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ đưa ra.
Đến tháng 6/2020, tức gần một năm kể từ khi ra mắt, chuỗi này mới cán mốc 1.000 cửa hàng . Hiện tại, theo thông tin trên website, con số này hiện còn 620, cách rất xa so với đích 3.000 điểm kinh doanh.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, dịch Covid-19 bùng nổ trong giai đoạn 2020-2021 đã khiến cho không chỉ chuỗi E-Coffee mà hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực F&B đều bị ảnh hưởng nặng nề. Covid-19 cũng là sự kiện nằm ngoài khả năng dự báo của cả thị trường.
Hiện tại, Tập đoàn Trung Nguyên vẫn tiếp tục đẩy mạnh nhượng quyền cho chuỗi E-Coffee, đưa ra chính sách nhượng quyền 0 đồng, và duy trì mục tiêu 3.000 cửa hàng.
"Đến nay, chỉ sau 3 năm ra mắt và gia nhập đường đua nhượng quyền, trong đó mất 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, Trung Nguyên E-Coffee vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ đăng ký mở mới trung bình 20 cửa hàng/tháng. Đến nay, Trung Nguyên E-Coffee đã có hơn 700 cửa hàng khắp các tỉnh thành trong nước, hơn 1.000 hợp đồng nhượng quyền được ký kết thành công" , tập đoàn này cho biết.
Nhịp sống thị trường