Tìm giáo sư học thuật dùng người, chàng trai được dẫn đi thăm chuồng cừu nhưng nhanh chóng tâm phục khẩu phục: Nhìn người như đếm cừu, trước hết phải có tâm!
Điều làm nên một người chăn cừu không phải những con cừu hay chiếc roi mà là trái tim của người đó. Điều phân biệt một lãnh đạo xuất chúng với một lãnh đạo bình thường là người đó có một trái tim dành cho nhân viên của mình.
- 14-01-2020Tỷ phú Bill Gates: Để lại tài sản cho con cái là không tốt, vì chúng sẽ không có động lực để làm việc chăm chỉ!
- 13-01-2020Trí tuệ đời người: 8 tâm thái lớn cần có khi gặp sự cố
- 13-01-2020Kế hoạch năm mới: Dậy sớm, đọc sách, lên kế hoạch, vận động, biết ơn, ở một mình, viết nhật kí, sống một cuộc sống kỉ luật
Tôi tình cờ lượm được cuốn "Nhìn người như đếm cừu - 7 thuật quản lí kinh điển" trong một cuộc họp CBFA ở San Antonio. Lần đầu nhìn thấy nó, tôi nghĩ: "Lại thêm 1 cuốn sách nặng tính chuyên môn, cũ kĩ về thuật lãnh đạo". Sau này, tôi mới ngộ ra rằng nhận định ban đầu của mình thật sai lầm.
Cuốn sách mang tới cái nhìn hoàn toàn mới về nghệ thuật lãnh đạo thông qua một câu chuyện ngụ ngôn. Bất cứ độc giả nào cũng sẽ nhận ra vài điểm giống nhau trong các nguyên tắc quản lý nhân sự kinh điển. Tuy nhiên, cách thức truyền đạt của tác giả tài tình đến mức thổi một luồng gió mới cho nghệ thuật lãnh đạo và quản lý. Cuốn sách này tác động đến cá nhân tôi hơn bất cứ cuốn sách kinh điển nào cùng chủ đề.
Cuốn sách kể về một buổi phỏng vấn mà người chủ trì là một trong hai tác giả - William Pentak. Người được phỏng vấn là Theodore McBride - CEO công ty General Technologies. Khi bắt đầu đọc, tôi nhận ra cuốn sách là những hiểu biết sâu sắc được tích lũy qua những trải nghiệm của một nhà lãnh đạo thành công. Chúng không được tích lũy ở nơi công sở như thông thường, mà từ một người chăn cừu ở vùng đồng quê Texas. Cho những ai chưa biết về địa điểm này, đó là vùng đồng quê nằm ở quanh hai thành phố Austin và San Antonio.
Câu chuyện được kể khi Theodore McBride vẫn còn là một sinh viên học MBA tại Đại học Texas ở Austin. Năm 1957, ông có được công việc quản lý tài chính đầu tiên. Sau khi đạt được vị trí này, McBride đến thăm một trong những giáo sư cũ của mình - Tiến sĩ Jack Neumann - để xin lời khuyên làm thế nào để quản lý một phòng tài chính.
Tuy là một sinh viên MBA xuất sắc trong lĩnh vực tài chính, nhưng Ted McBride lại không có khái niệm nào về quản lý nhân viên. Chính vì vậy, tiến sĩ Neumann – vị Giáo sư mà Ted hâm mộ nhất – đã chỉ dạy cho ông tuyệt chiêu "nuôi cừu" đúng cách. Thông qua câu chuyện ngụ ngôn, người đọc học được những bí kíp để quản lý con người. Nếu bạn giống tôi, bạn sẽ không thể đặt cuốn sách xuống một khi đã bắt đầu.
Mỗi bí kíp sẽ được đặt trong một chương riêng biệt. Cuối mỗi chương, những hiểu biết sâu sắc nhất sẽ được tổng kết lại. Bạn hoàn toàn có thể lưu và treo những bí kíp này ở phòng làm việc của mình.
Dưới đây là 3 bí kíp đầu tiên được nêu trong cuốn sách mà tôi rất tâm đắc.
Bí kíp 1: "Hiểu rõ tình trạng của đàn cừu"
Một trong những điều đầu tiên chúng ta học được là từ phản ứng của chàng trai trẻ McBride khi anh có chuyến đi bất ngờ tới trang trại cừu bẩn thỉu và hôi hám. Một số người cho rằng hình ảnh ẩn dụ con cừu không còn phù hợp với thời đại ngày nay, nhưng trong trường hợp này, nó đại diện cho những hiểu biết mới, thú vị về nghệ thuật quản lý và lãnh đạo.
Chàng trai trẻ không ngờ được học thuật lãnh đạo và quản lý ở một trang trại cừu. McBride đến lớp học mang theo những kỳ vọng về việc quản lí nhân viên, thay vì những chú cừu. Anh rất sốc trước cách dạy vô cùng đặc biệt của Tiến sĩ Neumann. Lúc McBride thiếu kiên nhẫn và tự hỏi khi nào mới được học quản lý nhân viên, người thầy của anh trả lời: "Chúng ta đã học rồi đó, nhân viên chính là bầy cừu hôi hám". Nói cách khác, việc dạy và học thực tế diễn ra ở trang trại hoàn toàn khác với tưởng tượng ban đầu của chàng trai.
Điều này nhắc tôi nhớ về một bài tập mà mình đã sử dụng trong khóa học các nguyên tắc quản lý, dùng để minh họa sự ảnh hưởng của khuôn mẫu nhận thức đến quá trình lựa chọn nhân sự. Khi các bảng mô tả từng cá nhân ứng viên được đưa ra, nhóm sinh viên có nhiệm vụ kết hợp mỗi bảng mô tả với công việc họ nghĩ là phù hợp với từng ứng viên. Tất nhiên, gần như không một sự kết hợp nào là chính xác, và điều này minh chứng cho quan điểm: nhận định ban đầu thường không chính xác.
Chương đầu tiên của cuốn sách "Nhìn người như đếm cừu" nhấn mạnh những khó khăn bị gây ra bởi các kỳ vọng sai lầm. Nó được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng lựa chọn nhân sự một cách công bằng, không thiên vị. Mối liên hệ với lý thuyết kỳ vọng là rõ ràng. Đôi khi, nhân viên hay học sinh sẽ có những kỳ vọng sai lầm và lạc lối. Một người quản lí "đếm cừu" hoặc giáo viên giỏi sẽ biết trao đổi với cấp dưới thường xuyên về kỳ vọng để họ có thể hiểu rõ được mong muốn của cấp trên.
Một khi mọi thứ đã vào quỹ đạo, tác giả đưa ra một quan điểm khá quan trọng: "Một nhà quản lý không thể quản lý thứ anh ta không biết". Tiến sĩ Neumann chỉ ra rằng, trước hết, chúng ta cần tìm hiểu nhu cầu riêng đặc biệt của cấp dưới (hoặc sinh viên), rồi từ đó mới có thể dẫn dắt từng cá nhân một. Chỉ khi chúng ta biết được nhu cầu từng sinh viên thì sinh viên này mới hứng thú tiếp thu và muốn được biết nhiều hơn. Nói cách khác, hãy khơi dậy sự nhu cầu tò mò trong mỗi cá nhân. Mối quan hệ cố vấn này sẽ đặt nền tảng để cải thiện quá trình học tập. Nhưng trước hết, những nhận thức sai lầm phải được loại bỏ.
Bí kíp 2: Hiểu đặc điểm của từng "con cừu"
Đáng ra đây nên là chương đầu tiên của cuốn sách, vì nó tập trung vào khái niệm tuyển dụng, tuyển chọn và bố trí nhân sự. Trong chương này, Tiến sĩ Neumann – cố vấn đáng kính của chàng trai trẻ McBride – đã miêu tả mô hình quản lý nguồn nhân lực của cá nhân ông. Mô hình này được tóm gọn trong từ SHAPE: (1) strengths (sức mạnh), (2) trái tim (heart), (3) thái độ (attitude), (4) nhân cách (personality) và (5) kinh nghiệm (experiences).
Để minh họa cách mô hình hoạt động, giáo sư đưa McBride tới buổi đấu giá cừu. Ở đó, anh ta học cách làm sao để chọn được chú cừu tốt nhất. Nếu như chú cừu này tỏ thái độ không tốt, hoặc không thể huấn luyện được, nó sẽ được bán lại tại buổi đấu giá để bảo vệ phần còn lại của đàn.
Khi sử dụng cuốn sách này trong giảng dạy, tôi giảng đi giảng lại, so sánh và đối chiếu phương pháp quản lý đàn cừu với chủ nghĩa nhân văn thế tục. Phương pháp này gây ngạc nhiên cho một vài sinh viên, nhưng mọi người đều tỏ ra hứng thú với nó. Tôi tin phương pháp này sẽ giúp loại bỏ lớp sơn phủ bên ngoài sự thật, để các sinh viên có thể hiểu rằng, cốt lõi của nghệ thuật quản lý và hướng là nằm ở con người. Ngoài ra, phương pháp này giúp công việc giảng dạy trở nên thú vị, thách thức và hiệu quả hơn.
Bí kíp số 3 : Đồng cảm và chia sẻ với cấp dưới
Bí kíp này tập trung khám phá sự đồng cảm, cảm thông của cấp dưới với lãnh đạo. Theo Tiến sĩ Neumann: "Những người lãnh đạo tuyệt vời truyền được ý nghĩa và niềm vui của công việc tới những người đi theo mình bằng cách chỉ cho mỗi nhân viên thấy họ là ai và họ đại diện cho điều gì. Từ đó, những nhân viên này tự tạo dấu ấn cá nhân của chính mình".
Quan điểm này được nêu lên trong tình huống mà McBride được yêu cầu đặt thẻ định danh vào tai của một con cừu mới nhập đàn. Sau đôi chút ngập ngừng, vờ như không biết việc gắn tên vào tai của cừu cái khiến nó đau đớn, anh cuối cùng cũng làm được.
Hình ảnh này còn truyền tải thêm một thông điệp: cừu cái có thể tiếp tục tin tưởng người chăn cừu ngay cả khi anh ta đã gây đau đớn cho nó. Phải nếm trải nỗi đau, con cừu cái mới được nhận diện như một thành viên của bầy cừu. Tương tự, những nhà lãnh đạo tài ba cần truyền được sự yêu thích công việc cho cấp dưới dù rằng đôi khi họ phải mang tới đau đớn cho những nhân viên này.
Cuốn sách "Nhìn người như đếm cừu - 7 thuật quản lí kinh điển"
Chắc chắn rằng, yếu tố tình cảm không phải vấn đề được quan tâm hàng đầu trong nghệ thuật quản lý nhân viên, nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng. Tiến sĩ Neumann đã tổng kết lại bằng màn bày tỏ tình cảm của mình với đàn cừu. Ông gọi những con cừu đến gần và chúng đều nhanh chóng đáp lại. Sau đó, McBride cũng gọi những chú cừu này đến bên mình, nhưng không có con nào đáp lại.
Khi một người lãnh đạo yêu quý những con cừu của mình, chúng sẽ trung thành với anh ta. Tuy nhiên, tình yêu và niềm tin cần nhiều thời gian để vun đắp. Nếu bạn thiếu đi trái tim chân thành, đàn cừu sẽ không bao giờ đi theo bạn. Đây là một vấn đề đầy thách thức với những người giảng dạy về kinh doanh, cũng như những ai muốn trở thành nhà lãnh đạo.
Muốn lãnh đạo một cách hiệu quả, bạn phải sở hữu tình yêu chân thành và dám hi sinh bản thân vì lợi ích của đàn cừu. Đây là lời khuyên không thể thay thế được dành cho những ai muốn trở thành nhà lãnh đạo bầy cừu.
Trích lược theo bài viết của tác giả W. Calvin Fields