MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát triển Côn Đảo trở thành Khu du lịch sinh thái biển đảo tầm cỡ quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia (KDLQG) Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030, với định hướng đưa Côn Đảo trở thành KDL sinh thái biển đảo và văn hoá-lịch sử-tâm linh, có diện tích khoảng 10km2.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia (KDLQG) Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2030, với định hướng đưa Côn Đảo trở thành KDL sinh thái biển đảo và văn hoá-lịch sử-tâm linh, có diện tích khoảng 10km2.

Khu du lịch QG Côn Đảo Tàu gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích đất nổi hơn 75km2 và diện tích mặt nước 14.000km2, cách TP Vũng Tàu 185km về phía Nam, cách TP HCM 250 km về phía Đông Nam, cách cửa sông Hậu Giang hơn 80km. Diện tích khu vực dự kiến phát triển trở thành Khu du lịch QG khoảng 1.000 ha, tương đương 10km2.

Việc phát triển Khu du lịch QG Côn Đảo phải phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Đông Nam bộ, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu… trên cơ sở khai thác hợp lý thế mạnh về tài nguyên biển, rừng của Vườn quốc gia Côn Đảo, Khu di tích lịch sử đặc biệt Côn Đảo. Trong đó ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, văn hoá-lịch sử-tâm linh. Đồng thời gắn kết với thị trường quốc tế và nâng cao tính cạnh tranh với du lịch các đảo khác ở trong nước và khu vực.

Phát triển Khu du lịch QG Côn Đảo tạo tiền đề và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác phát triển, khu hút sự tham gia của cộng đồng cư dân trên đảo. Gắn kết phát triển với TP Vũng Tàu, Khu du lịch QG Long Hải-Phước Hải và các tiềm năng du lịch khác trong mối liên kết chặt chẽ với TP HCM và toàn vùng Đông Nam bộ.

Phát triển Khu du lịch QG Côn Đảo phải khắc phục tính thời vụ trong hoạt động du lịch của địa phương. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, lịch sử, văn hoá, bảo vệ cảnh quan, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Phấn đấu đến năm 2030, Côn Đảo trở thành Khu du lịch sinh thái biển đảo và văn hoá-lịch sử-tâm linh chất lượng cao, đặc sắc tầm cỡ khu vực và quốc tế, với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có thương hiệu, chất lượng cao, mang đậm đặc trưng văn hoá truyền thống gắn liền với phát huy các giá trị của Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Côn Đảo. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trở thành đô thị sinh thái.

Các phân khu phát triển du lịch Côn Đảo gồm: Trung tâm Thị trấn Côn Sơn, khu phố Pháp tại Thị trấn Côn Sơn, khu vực lịch sử-văn hoá-tâm linh, cảng biển Bến Đầm, dải bờ biển hoang sơ, dải bờ biển cảnh quan, vùng núi Côn Đảo và hệ thống các đảo nhỏ.

Phát triển các tuyến du lịch nội đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn đi các điểm tham quan: mũi Chim Chim - Cỏ Ống - vịnh Đầm Tre, bãi Ông Đụng - bãi Ông Câu - núi Thánh Giá, mũi Cá Mập - vịnh Bến Đầm. Khai thác các tuyến du lịch đi bộ, đi xe đạp trên hònBảy Cạnh. Hình thành các tuyến du lịch liên vùng, kết nối Côn Đảo với các thành phố khác. Kết nối Côn Đảo với các tuyến du lịch quốc tế đường biển đến các trung tâm du lịch lớn trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Huy động có hiệu quả mọi nguồn lực để đầu tư phát triển Khu du lịch QG Côn Đảo, trong đó ưu tiên thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các phân khu chức năng theo quy hoạch.

Theo Thanh Nga

Báo Xây dựng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên