Tòa án Tối cao bác vụ kiện xem xét lại quy trình bầu cử, Tổng thống Trump hết hy vọng
Quyết định này của tòa án có thể coi như đã “đánh đòn tử huyệt” vào nỗ lực đảo ngược chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
- 11-12-2020Không còn đường lùi, Trump gây sức ép lên Tòa án Tối cao để lật ngược kết quả bầu cử
- 01-12-2020"Đại cử tri bất tuân" - Con đường duy nhất để Trump đảo chiều kết quả bầu cử
- 30-11-2020Tổng thống Donald Trump có kiện "gian lận bầu cử" lên Tòa án Tối cao Mỹ?
Mới đây nhất, Tòa án Tối cao Mỹ đã từ chối nỗ lực kiện tụng từ bang Texas và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm xem xét lại kết quả bầu cử tại 4 bang chiến trường của Mỹ. Quyết định này của tòa án có thể coi như đã "đánh đòn tử huyệt" vào nỗ lực đảo ngược chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Quyết định mới nhất chấm dứt vụ kiện cáo mà Tổng thống Trump và phe nhóm của ông đã khởi động trước đó dù rằng trong nhóm thẩm phán cao nhất trong tòa án tối cao Mỹ, có đến 6 thành viên bảo thủ, trong đó có 3 người do chính Tổng thống Trump bổ nhiệm.
Ông Donald Trump đã gấp rút bổ nhiệm bà Amy Coney Barrett vào vị trí Thẩm phán Tòa án Tối cao với sự hỗ trợ của Thượng viện.
Đã nhiều tháng nay, Tổng thống Trump cố gắng làm cho công chúng hoài nghi về tính nhất quán và chuẩn mực của quy trình bầu cử Mỹ, ông không ngừng nói nhiều lần từ trước ngày bầu cử Mỹ chính thức về việc cuộc bầu cử có gian dối tuy nhiên cũng không đưa được nhiều bằng chứng ra trước tòa.
Trước khi bang Texas nộp hồ sơ kiện lên Tòa án Tối cao cùng với sự ủng hộ của 18 bang khác, phía Tổng thống Trump và các trợ lý của ông đã nộp đơn kiện tại nhiều khu vực nhỏ hơn.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, ông Bill Barr, đã nói rằng các nhà chức trách không tìm thấy bằng chứng về sự gian lận bầu cử.
Bang Texas, với sự hỗ trợ của Tổng thống Trump, đã cố gắng đệ trình đề nghị tòa án xem xét lại hoạt động bầu cử tại bốn bang chiến trường. Texas tuyên bố rằng hoạt động bầu cử có vi phạm bởi chính quyền bốn bang này đã cố tình kéo dài quá trình bỏ phiếu qua thư, tạo điều kiện cho gian lận và những can thiệp bất thường.
Dưới sự dẫn đầu của tổng chưởng lý bang Missouri, 17 bang của Mỹ đã hối thúc Tòa án Tối cao Mỹ thụ lý vụ kiện của bang Texas. Vào ngày 9/12/2020, họ ký và nộp lên tòa bản đóng góp ý kiến dài 30 trang.
Nhóm 17 bang bày tỏ ủng hộ đơn kiện của Texas bao gồm Alabama, Arkansas, Florida, Indiana, Kansas, Louisiana, Missouri, Mississippi, Montana, Nebraska, North Dakota, Oklahoma, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah và West Virginia. Tính cả Texas đứng đơn tiến hành kiện và Arizona gửi văn bản riêng, tổng số có 19 bang tham gia trong đợt kiện lần này.
Nhìn chung, nhóm các bang ủng hộ bang Texas lần này đều là chính trị gia Đảng Cộng hòa. Ngoại trừ ba bang, các bang còn lại đều có thống đốc là người của Đảng Cộng hòa.
Các bang ủng hộ Texas tiến hành vụ kiện xem xét lại kết quả bầu cử tại bốn bang chiến trường bao gồm Pennsylvania, Michigan, Wisconsin và Georgia.
Các bang đã gửi bản đóng góp ý kiến dưới hình thức của bên thứ 3 được biết đến với tên gọi "Amicus Curiae" tạm dịch "bạn của tòa". Với hình thức này, họ gửi đến tòa án ý kiến của mình về vụ việc nào đó để hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của tòa. Trước đó, tổng chưởng lý các bang này đã khẳng định quan điểm ủng hộ nỗ lực kiện tụng của bang Texas chống lại bốn bang chiến trường kể trên.
Tính chung, 19 bang tức khoảng hơn 1/3 trong tổng số hơn 50 bang của Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý chống lại 4 bang chiến trường. Tuy nhiên, có nhiều bang chỉ giữ vai trò đóng góp ý kiến chứ không tuyên bố rằng ai đúng ai sai.
Tổng số phiếu đại cử tri của 4 bang chiến trường này 62 phiếu, vậy nếu có kịch bản tòa can thiệp và hủy kết quả bầu cử tại nhóm bang này, cả ông Trump và ông Biden đều không có đủ 270 phiếu đại cử tri cần thiết để có thể trở thành Tổng thống Mỹ.
Theo quan điểm của Tổng chưởng lý bang Texas, ông Ken Paxton, bang Texas tiến hành vụ kiện bởi tin rằng 4 bang chiến trường đã lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19 để đưa ra những thay đổi giờ chót với quy trình bầu cử và cách kiểm phiếu bầu.
Nhịp sống doanh nghiệp