Toàn cảnh kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới 2022: Cả đất nước "nín thở" dõi theo, sĩ tử từ chối phẫu thuật để dự thi ngày cuối cùng
Kỳ thi đại học năm nay của Trung Quốc chứng kiến nhiều kỷ lục mới, đồng thời tiếp tục khẳng định độ khốc liệt khủng khiếp.
- 13-06-2022Doanh nhân "nhỏ bé" cao chưa đầy một mét, khởi nghiệp từ năm 16 tuổi sở hữu khối tài sản khổng lồ: Có ý chí thì không khó khăn ngăn được bạn chinh phục ước mơ
- 13-06-2022Từng phải góp từng đồng lẻ đăng ký khóa học dẫn chương trình, nữ sinh 41kg lột xác thành MC quen mặt của Bộ Ngoại giao
- 13-06-2022Gia cảnh đặc biệt và nỗ lực không ngừng của dàn cầu thủ U23 Việt: Nhiều người được đền đáp xứng đáng!
Tại Trung Quốc, sau nhiều ngày thi cử cam go, kỳ thi tuyển sinh đại học 2022 (còn gọi là "gaokao") đã chính thức kết thúc vào ngày 10/6. "Gaokao" luôn được đánh giá là một trong kỳ thi đại học khốc liệt bậc nhất thế giới bởi sự nghiêm ngặt trong công tác tổ chức, số lượng thí sinh đông và độ khó đề nghị tăng cao qua từng năm.
Từ lâu, "gaokao" đã được xem là kỳ thi mang tính quyết định tới số phận học sinh Trung Quốc. Lý do là vì với điểm số tốt, sĩ tử sẽ thuận lợi được nhận vào ngôi trường hàng đầu, từ đó có một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, kỳ thi đại học "gaokao" năm 2022 có hàng loạt điểm thay đổi so với các năm trước, khiến không ít sĩ tử Trung Quốc cũng phải rơi nước mắt vì kết quả thi không như mong đợi.
Gaokao được tổ chức từ 7/6-10/6 (giờ địa phương)
Sĩ tử "khóc thét" vì đề thi quá khó, hàng loạt thí sinh gặp sự cố oai ăm sát giờ thi
Trong kỳ thi "gaokao", sĩ tử Trung Quốc phải tham gia đầy đủ 4 môn thi. Trong đó có 3 bài thi bắt buộc là Ngữ Văn, Toán và Tiếng Anh. Bài thi còn lại, thí sinh có thể tự chọn 1 trong 2 tổ hợp phù hợp với năng lực là Khoa học tự nhiên (Sinh học, Vật lý, Hoá học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Chính lý).
Kỳ thi đại học năm nay được đánh giá là một năm thi đặc biệt, bởi số lượng thí sinh cao kỷ lục đạt mốc 11,93 triệu thí sinh. Cả nước có hơn 4.200 trường đại học cao đẳng, nhưng chỉ có gần 1/3 là trường trọng điểm quốc gia và 39 trường đại học danh tiếng, nơi mà chỉ hơn 200.000 thí sinh đỗ, chưa đầy 2% tổng số thí sinh dự thi. Điều này đã tạo áp lực vô hình lên sĩ tử khi tỷ lệ chọi vào các trường đại học top đầu cao khủng khiếp.
Đặc biệt hơn, thí sinh năm nay rơi trúng vào lứa học sinh THPT chịu ảnh hưởng của 3 năm đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, 3 năm này cũng là giai đoạn Trung Quốc tiến hành cải cách giáo dục, cấm dạy thêm trong khi khối lượng kiến thức thi đại học luôn đồ sộ nên áp lực càng đặt nặng hơn lên vai các sĩ tử.
Học sinh Trung Quốc học ngày học đêm cho kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời
Dẫu vậy, những yếu tố này không khiến đề thi đại học năm 2022 của Trung Quốc được biên soạn "dễ thở" hơn so với các năm cũ. Nếu bài thi tiếng Anh được nhận xét tương đối vừa sức thì đề thi môn Toán và Ngữ văn có độ lắt leo cao, nhiều câu hỏi khó và đề thi dài. Thậm chí, sau buổi sáng thi Ngữ văn, đề thi toàn quốc A lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển Hồng Lâu Mộng đã leo thẳng lên đầu các trang tin Trung Quốc với độ thảo luận rất cao vì độ khó kỷ lục.
Theo Sohu, đề thi năm nay khiến nhiều thí sinh choáng váng, thậm chí bật khóc ngay sau khi ra khỏi cổng trường thi. Nhiều thí sinh cho biết đã chuẩn bị tinh thần ôn thi lại và chờ đợi cơ hội ở mùa "gaokao" năm sau.
Sĩ tử bật khóc vì đọc đề thi xong nhưng chẳng hiểu đề bài nói gì
Kỳ thi "gaokao" 2022 được tổ chức trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở một số khu vực của Trung Quốc. Nhiều thí sinh F0 được bố trí cách ly riêng và thi đại học ngay ở bệnh viện dã chiến. Trước ngày thi, sĩ tử cần có giấy chứng chứng nhận âm tính với Covid-19 mới được tham dự kỳ thi Đại học.
"Gaokao" năm nay cũng chứng kiến hàng loạt sĩ tử gặp sự cố hy hữu ngay trước giờ thi. Chẳng hạn như thí sinh đánh rớt chứng minh nhân dân vào bồn cầu, bố mẹ khoá trái cửa gần sát giờ thi Văn, hỏng xe trên đường đến điểm thi phải nhờ giúp đỡ của lính cứu hoả... Có trường hợp còn mất nhà khi thi đại học bởi bố mẹ thắp hương cầu khấn nhưng lỡ tay làm cháy rụi luôn căn nhà.
Đặc biệt, vào buổi tối 8/6, trước ngày thi môn tiếng Anh, một thí sinh đã bị tràn khí màng phổi. Bác sĩ yêu cầu cô bạn tiến hành phẫn thuật, tuy nhiên điều này sẽ khiến thí sinh lỡ mất cơ hội dự thi môn cuối cùng.
Ngay trong đêm, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thâm Quyến (Trung Quốc) đã kích hoạt hệ thống khẩn cấp và mở phòng thi đặc biệt cho nữ sinh này. Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, nữ sinh chọn hoãn phẫu thuật và mang vật dụng y tế bước vào ngày thi cuối cùng. Để đảm bảo an toàn cho sĩ tử, bệnh viện đã điều động hàng chục bác sĩ và xe cứu thương để tiến hành theo dõi toàn bộ quá trình làm bài thi của sĩ tử. Đến 19h ngày 9/6, các bác sĩ trực mới thở phào vì nữ sinh đã hoàn thành trọn vẹn môn thi cuối cùng và trở lại bệnh viện để tiếp tục điều trị.
Nữ sinh bị tràn khí màng phổi song đã từ chối phẫu thuật để tham gia môn thi cuối cùng dưới sự giám sát của hàng chục bác sĩ, cảnh sát và hội đồng coi thi đặc biệt
Những thí sinh gặp sự cố trước giờ thi đều được đội ngũ cảnh sát giao thông và lính cứu hoả giúp đỡ kịp thời
Kỳ thi Gaokao 2022: Khi cả đất nước cùng "đi thi" Đại học
Không ngoa khi nói rằng không khí thi cử đã bao trùm cả đất nước Trung Quốc trong những ngày diễn ra kỳ thi "gaokao" vừa qua. Học sinh tập trung đông đúc tại các cổng trường; gia đình hồi hộp chờ đợi và cầu nguyện ở bên ngoài là những hình ảnh thường thấy tại các tỉnh thành Trung Quốc những ngày này. Tất cả mọi quan tâm của chính quyền đều đổ đồn cho kỳ thi được coi là khốc nghiệt bậc nhất và có quyết định lớn tới số phận học sinh.
Tại nhiều trường Phổ thông, nhà trường đã tổ chức hàng loạt hoạt động cổ vũ tinh thần cho sĩ tử thi Đại học như phát bánh miễn phí, biểu diễn văn nghệ, toàn bộ thầy cô mặc sườn xám (biểu tượng cho đỗ đạt trong thi cử)...
Những bó hoa và cái ôm thật chặt đã được ba mẹ trao cho thí sinh
Sườn xám (biểu tượng của may mắn và đỗ đạt) là trang phục phổ biến ở Trung Quốc những ngày thi "gaokao"
Có thể nói, hiếm có có sĩ tử nước nào đi thi đại học bằng đa dạng phương tiện như sĩ tử Trung Quốc. Ngoài việc tự đạp xe đến trường hoặc nhờ bố mẹ đưa đón, thí sinh có thể đến điểm thi bằng xe bus, tàu điện ngầm được phân công riêng cho công tác đưa đón học sinh lớp 12 thi đại học.
Trước kỳ thi "gaokao", Bộ Công an và Bộ Giao thông nước này đã phối hợp phân luồng xanh nhiều tuyến đường để kịp thời đưa đón các trường hợp đặc biệt như thiếu giấy tờ hay ngủ quên tới phòng thi kịp lúc. Cảnh sát giao thông, lực lượng cứu hoả đã được phân bổ đến mọi điểm thi, nhà xe để đảm bảo tất cả sĩ tử có thể tìm đến sự giúp đỡ bất kỳ lúc nào.
Gần sát ngày thi, chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng cảnh sát tiến hành hàng loạt biện pháp kiểm soát tiếng ồn như hoãn thi công công trình xây dựng, đóng cửa cửa hàng vượt mức tiếng ồn cho phép. Cảnh sát được cử đi dọc các tuyến phố để duy trì sự yên tĩnh trong suốt quá trình dự thi. Xe cứu thương và hàng chục nhân viên túc y tế luôn trực ngoài phòng thi phòng trường hợp thí sinh có bất ổn về tâm lý hay sức khoẻ.
Lực lượng cảnh sát, lính cứu hoả được cử đi khắp tuyến phố để làm nhiệm vụ
Các đơn vị chức năng kiểm tra hoạt động của các công trình, cửa hàng gần điểm thi
Một tuyến tàu điện ngầm dành riêng cho thí sinh thi Gaokao
Để đảm bảo kỳ thi đại học diễn ra thành công nhất, Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt biện pháp phòng chống gian lận nghiêm ngặt. Trước khi vào phòng thi, thí sinh cần được quét an ninh như qua hải quan sân bay, quét vân tay, quét khuôn mặt. Thí sinh có hành vi gian lận sẽ bị huỷ hoàn toàn kết quả thi, cấm thi trong 3 năm hoặc đi tù... Toàn bộ quá trình làm bài của hầu hết thí sinh đều được camere ghi lại và gửi thẳng đến kho dữ liệu chung để phục vụ công tác điều tra sau này.
Thí sinh tiến hành các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt trước khi vào cổng trường.
Toàn bộ quá trình làm bài đều bị camera ghi lại và gửi thẳng về kho dữ liệu chung để phục vụ công tác điều tra sau này
Lực lượng an ninh khẩn trương đưa sĩ tử đến kịp điểm thi (Nguồn: Renjianrumeng)
Dù kết quả thi có thế nào, bố mẹ vẫn yêu con (Nguồn: shl9999)
Nguồn: Sohu, QQ
Trí thức trẻ