MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tôi đã nộp đơn xin việc 50 “ông lớn” công nghệ trước năm 25 tuổi và rút ra, đây là chiến lược hữu ích bạn nhất định phải biết

21-04-2017 - 14:50 PM | Sống

"Khi tốt nghiệp đại học, tôi hoàn toàn không biết bản thân muốn làm gì. Không có kế hoạch cũng chẳng có ước mơ cho tương lai, tôi nhận việc nghiên cứu y khoa nhưng lại từ bỏ sau một thời gian cảm thấy buồn chán", Austin Belcak - quản lý đối tác của Microsoft - chia sẻ.

Sau đó, tôi nhận thấy bản thân cần phải có một công việc xứng đáng và kế hoạch linh hoạt hơn. Tôi tìm đến những công ty công nghệ hàng đầu thế giới để thử vận may.

Trong suốt 12 tháng, tôi đã thực hiện 50 cuộc phỏng vấn từ các nhà tuyển dụng lớn như Google, Uber và Twitter. Đó quả thực là quãng thời gian đầy thách thức nhưng may mắn tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích. Tôi cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm đến những người đang mong muốn tìm được công việc yêu thích.

1. Bỏ qua trình độ và kinh nghiệm

Từ trước đến nay, bạn luôn cho rằng kinh nghiệm là yếu tố quyết định khả năng trúng tuyển? Không hẳn là vậy. Kinh nghiệm không chỉ là những gì nhận được trong bốn bức tường văn phòng mà còn là kết quả sau những thử thách, học tập.

Tôi từng theo học và làm công việc thuộc lĩnh vực y khoa nhưng lại ước mơ được cống hiến trong một công ty công nghệ đẳng cấp thế giới. Tôi làm việc với máy móc theo dõi nhịp tim và huyết áp trong phòng mổ. Như bạn thấy, công việc này chẳng mang lại bất kì kinh nghiệm liên quan nào có ích cho vị trí hiện tại của tôi.

Ngoài giờ làm việc, tôi đã tìm hiểm thêm về công nghệ kỹ thuật số. Tôi học những thứ cơ bản nhất rồi tìm một công việc tự do với những khách hàng tự tìm kiếm.

Sau 6 tháng, tôi đã có thể tận dụng những kiến thức này để tìm tòi công việc mới. Vì thế, đừng nghĩ rằng bản thân không được đào tạo trình độ chuyên môn cũng như không có kinh nghiệm mà từ bỏ. Những thứ đó chúng ta có thể tích lũy trong suốt quãng đời sự nghiệp.

Nếu đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nào, hãy cứ tiến tới! Thay vì cầu nguyện người ta thuê bạn vì kinh nghiệm, thì nên tìm lý do khiến họ có thể tạo cơ hội cho bạn. Giá trị của bạn không phải nằm ở bằng cấp hay kinh nghiệm mà bạn sẽ làm được những gì cho tổ chức, công ty.

2. “Nhảy việc” là lợi thế, nếu làm đúng

“Nhảy việc đang dần thay thế khái niệm leo thang sự nghiệp”, cố vấn việc làm Ryan Kahn cho biết. Nhiều người cho rằng “nhảy việc” liên tục đồng nghĩa với việc phá hủy sự nghiệp. Chúng ta cần phải gắn bó với công việc ít nhất một năm trước khi xem xét đến công việc khác có triển vọng hơn. Cá nhân tôi đã thay đổi 4 công việc chỉ vỏn vẹn 3 năm.

Mặc dù không khuyến khích nhưng thực tế nhảy việc là một trong những cách hiệu quả nhất để đẩy nhanh sự nghiệp và mức lương của bạn. Việc tiếp cận nhiều mô hình kinh doanh, mở rộng quan hệ giao tiếp với nhóm người đa dạng cho phép bạn phát triển nhiều kỹ năng quan trọng.

3. Đừng lãng phí thời gian phỏng vấn

Bạn từng nghe được nhiều lời khuyên cần “tạo lập quan hệ” trước khi phỏng vấn? Đừng dành quá nhiều thời gian để chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng về mọi câu hỏi, vấn đề có thể được phỏng vấn.

Theo kinh nghiệm của tôi, cách hiệu quả nhất chính là liên hệ với người đó và yêu cầu họ cho bạn cơ hội cũng như thách thức để giải quyết vấn đề, chứng tỏ khả năng của bản thân.

Ví dụ, nếu ứng tuyển vào vị trí tiếp thị sản phẩm tại Snapchat, người tốt nhất bạn nên tìm hiểu chính là giám đốc tiếp thị sản phẩm của Snapchat. Cá nhân tôi cũng sử dụng phương pháp này để liên hệ với những người có tầm ảnh hưởng như bà Arianna Huffington và John Lee Dumas.

4. Không đi theo đám đông

Amazon, Google hay Facebook đều là những công ty mở ra nhiều cơ hội việc làm. Họ thường đăng tải thông tin tuyển dụng nhưng tối đa chỉ có 2% ứng cử viên được mời phỏng vấn. Nếu nằm trong số 2% đó thì bạn sẽ làm gì? Chúng ta đang sống trong môi trường lao động cạnh tranh khốc liệt và cách tiếp cận công việc chính là yếu tố mang tính chất quyết định.

Ví dụ như cuộc khảo sát gần đây của Jobvite, 75% người có thói quen nộp đơn xin việc trực tuyến trong khi chỉ có 20% cơ hội công việc được quảng cáo bằng hình thức này. Trong đó có đến 80% công việc được quảng cáo bằng hình thức giới thiệu hoặc truyền miệng. Nếu bạn áp dụng cách tiếp cận trực tuyến, bạn sẽ phải đấu tranh với 75% đối thủ cho 20% cơ hội công việc. Đó là lý do vì sao muốn nâng cao cơ hội có được việc làm, bạn cần phải chuyển hướng giới thiệu.

5. Nghệ thuật đàm phán

“Chỉ có 15% người tham gia đàm phán không đạt được kết quả như ý”, chuyên gia tư vấn kinh tế và nghệ thuật kinh doanh Ashley Stahl cho biết hãy dành thời gian để suy nghĩ về mục tiêu mà công ty bạn muốn làm việc có thể đáp ứng cho bạn. Tất nhiên, họ sẽ tìm cách giảm thiểu chi phí liên quan đến việc tuyển dụng để tối đa hóa doanh thu. Nhân viên là người tạo ra doanh thu nhưng cũng là chi phí lớn nhất. Theo trang Salary.com, chỉ có 18% nhân viên thực sự thương lượng được mức lương mong muốn khi tham gia phỏng vấn.

Đàm phán vì quyền và lợi ích của bạn là điều hoàn toàn hợp lý. Vì thế, dừng e ngại vì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu nhà tuyển dụng chi trả với đúng những gì bạn xứng đáng. Đối với họ, 10.000 USD hay 50.000 USD đều không có ý nghĩa gì nếu họ tìm thấy tài năng thật sự.

Nguyễn Nguyễn

Bussiness Insider

Trở lên trên