MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Tôi không thể nói về vấn đề này": Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ 'bịt miệng' nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy

02-08-2021 - 08:33 AM | Sống

"Tôi không thể nói về vấn đề này": Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ 'bịt miệng' nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy

Không được phép nói về công ty cũ, nhiều nhân viên từng làm việc trong Thung lũng Silicon gặp khó khăn khi đi xin việc.

Kira không được phép nói về chuyến công tác tới Texas năm 2019, khi cô bị một đồng nghiệp nam chuốc thuốc và cưỡng bức. Sáng hôm sau, cô thức dậy với tấm thẻ tín dụng của người kia trên sàn phòng tắm khách sạn, cơ thể bầm tím.

Kira hủy chặng thứ hai của chuyến đi và trở về nhà, sau đó gọi điện cho sếp để kể mọi chuyện. Sếp của cô thông báo lên phòng nhân sự, khởi đầu cho hàng loạt sự kiện sau đó khiến Kira không thể tiếp tục làm việc tại tập đoàn công nghệ trị giá ngàn tỷ USD, nơi cô đang là giám đốc quản lý hợp đồng.

Sau nhiều tháng trời hòa giải pháp lý, Kira đã ký một thỏa thuận dàn xếp buộc cô phải từ chức. Để nhận được 1 năm tiền lương, Kira buộc phải im lặng, hoặc đền rất nhiều tiền nếu dám tiết lộ câu chuyện này.

Kira bị luật sư gây áp lực khi ký bản thỏa thuận. Người này bảo rằng cô đã may mắn hơn rất nhiều phụ nữ trong hoàn cảnh đó.

"Đây là biến cố mở mang tầm mắt nhất mà tôi từng trải qua trong đời", Kira nói. "Về cơ bản, họ nói tôi thật ngu ngốc nếu không ký thỏa thuận này".

Không phải ai cũng trải qua chuyện của Kira, nhưng các thỏa thuận bảo mật thông tin (NDA) nghiêm ngặt mà cô đã ký lại vô cùng phổ biến. Mỗi ngày, hàng ngàn người đã ký thỏa thuận bảo mật thông tin khi bắt đầu một công việc mới hoặc nghỉ việc. Thông thường, đó chỉ là một thủ tục giấy tờ hành chính.

Tuy nhiên, những bản thỏa thuận này có thể để lại nhiều hậu quả hơn tưởng tượng.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 1.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 2.

Ở Thung lũng Silicon, văn hóa giữ bí mật từ lâu đã được trở thành công cụ để các ông lớn công nghệ ngăn nhân viên thảo luận về mọi thứ: từ những sai lầm đáng xấu hổ trong quản lý đến những hành vi quấy rối nơi công sở.

"Điều đó khiến tôi vô cùng giận dữ", Kira nói. "Những công ty này cứ thế bắt mọi người phải im lặng".

Theo NDA, mỗi khi Kira đề cập tới sự cố trên, cô chỉ có thể trả lời: "Tôi không thể nói về vấn đề này".

Để tìm hiểu về văn hóa giữ bí mật ở Thung lũng Silicon, tờ Insider đã nghiên cứu 36 NDA do nhân viên của các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Facebook, Google, Apple… cung cấp.

Kết quả cho thấy:

- NDA vốn được dùng để bảo vệ các bí mật kinh doanh, nhưng lại thường yêu cầu nhân viên che giấu cả các thông tin ngoài công việc, chẳng hạn như các vấn đề cá nhân và thông tin nội bộ không được đánh dấu "tuyệt mật".

- Một số NDA có hiệu lực trọn đời.

- Tất cả các thỏa thuận nghỉ việc đều bao gồm điều khoản yêu cầu không bôi nhọ hình ảnh công ty, thậm chí còn ngăn nhân viên nói bất cứ điều gì về công ty.

- 2/3 số nhân viên cho biết họ không biết chính xác thỏa thuận ngăn họ nói những gì và liệu họ có thể chia sẻ về thỏa thuận này không.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 3.

Phạm vi và mức độ của các thỏa thuận này rộng tới mức nhiều chuyên gia và luật sư phải ngạc nhiên.

"Bí mật kinh doanh là thứ duy nhất nên được bảo vệ - còn lại đều những thứ lố bịch", luật sư Peter Rukin nhận xét. "Thông tin về nhân viên không phải là bí mật kinh doanh… Đây là những bản thỏa thuận ‘ngầm’, đánh vào tâm lý sợ hãi của nhân viên. Chúng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bị phơi bày ngoài ánh sáng."

Ngay cả các điều khoản trong NDA cũng được các công ty giấu kín. Trong số 50 ông lớn công nghệ mà Insider khảo sát, 48 nơi từ chối tiết lộ cụ thể các điều khoản NDA của mình. Chỉ có 5 công ty đồng ý trả lời các câu hỏi về NDA.

Theo các chuyên gia, các công ty cố tình xây dựng văn hóa im lặng này để che giấu mức độ sai phạm nơi công sở.

"Một số thỏa thuận thậm chí còn không có hiệu lực, nhưng chúng chẳng bao giờ ra được tòa án. Các công ty sẽ thực thi các điều khoản này thông qua phương tiện cá nhân", Jodi Short - giáo sư tại Trường Luật UC Hastings - nói.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 4.

Short cho biết, các công ty chỉ cần dọa kiện nhân viên ra tòa là đủ để khiến họ im lặng. Với một số ít theo đuổi hành động pháp lý, họ cũng chỉ có thể đưa ra cáo buộc thông qua trọng tài bắt buộc - một quá trình cũng bí mật không kém.

"Các công ty không phải hứng chịu hậu quả gì từ những thỏa thuận này", Short nói. "Chúng chỉ có lợi cho họ".

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 5.

Theo David Hoffman - giáo sư Luật học tại ĐH Pennsylvania, NDA trở nên phổ biến tại Thung lũng Silicon là nhờ vào sự phát triển của công nghệ.

"Bắt đầu từ cuối thập niên 90, khi việc ký kết hợp đồng điện tử và đạt được sự đồng thuận bằng việc bấm vào ô ‘Tôi đồng ý’ trở nên dễ dàng, các công ty bắt đầu đưa ra nhiều hợp đồng hơn, dài hơn", ông giải thích

Đồng thời, Thung lũng Silicon nổi tiếng là nơi nhân viên thường xuyên nhảy việc qua lại, do chính quyền bang California không thực thi thỏa thuận không cạnh tranh. Cách tiếp cận này được cho là sẽ thúc đẩy sự đổi mới trong ngành công nghệ. Tuy nhiên, nó cũng vô tình đem lại hậu quả không ngờ: sự gia tăng của NDA.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 6.

(Ảnh: Insider)

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 7.

(Ảnh: Insider)

"Khi Thung lũng Silicon lớn mạnh, các công ty đầu tư mạo hiểm và thiên thần muốn sở hữu nhiều tài sản trí tuệ của các startup hơn để kiếm tiền", Hoffman nói. "Vì thế, các luật sư bắt đầu sử dụng NDA như một giải pháp thay thế cho thỏa thuận không cạnh tranh."

Dù NDA chỉ đề cập đến tài sản trí tuệ, trên thực tế, nhiều công ty tận dụng công cụ này để điều chỉnh đủ loại thông tin, dù đó có phải là bí mật kinh doanh hay không.

Ngày nay, NDA được chia thành 2 loại: không tiết lộ thông tin và không bôi nhọ hình ảnh. Loại đầu giới hạn những điều mà một người có thể nói về công việc, hoặc nói với ai. Loại hai hạn chế người lao động nói xấu hoặc bôi nhọ hình ảnh của lãnh đạo và công ty.

Cựu nhân viên của một công ty AI cho biết, anh quyết định bỏ việc vì bất đồng quan điểm về chính trị với công ty. Sau khi phản đối một dự án mà công ty đề xuất, anh đã bị đánh giá kém trong bản đánh giá năng lực hàng tháng. Thay vì ở lại, anh quyết định ký NDA như một phần của gói bồi thường nghỉ việc.

Cựu nhân viên này cho biết, NDA đã khiến anh gặp phải một vài tình huống khó xử khi đi xin việc.

"Tôi phải tìm cách trả lời câu hỏi: ‘Tại sao bạn thôi công việc cũ?", anh chia sẻ. "Hầu hết mọi lần tôi đều phá vỡ thỏa thuận. Bởi lẽ, tôi không thoải mái khi trả lời: ‘Tôi không thể nói về điều này’".

Một số nhân viên khác chia sẻ, họ không biết điều gì nên nói và không nên nói, sợ rằng mình sẽ vi phạm điều khoản trong thỏa thuận. Phá vỡ thỏa thuận NDA sẽ đem lại hậu quả nghiêm trọng, do đó cũng dễ hiểu khi họ luôn cẩn trọng với vấn đề này.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 8.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 9.

Phần lớn các thỏa thuận này sẽ hiếm khi xuất hiện tại tòa. Chính vì thế, việc Sở Việc làm Công bằng và Nhà ở (DFEH) tại California, Mỹ khởi kiện hãng Riot Games là một điều khá bất thường. Đây là ví dụ điển hình cho việc các công ty công nghệ sẽ tìm mọi cách tận dụng DNA để ngăn một số thông tin lọt ra bên ngoài.

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2018, khi các nhân viên đã và đang làm việc cho Riot Games cáo buộc công ty này không trả lương đúng hạn, đồng thời quấy rối và phân biệt phụ nữ.

Khi được DFEH yêu cầu công khai dữ liệu lương nhân viên, nhà sản xuất của "Liên Minh Huyền Thoại" đã từ chối tiết lộ về NDA đã ký với nhân viên. Họ cho rằng làm vậy sẽ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cũng như làm lộ "một số thông tin kinh doanh nhạy cảm".

"Nếu thông tin được công khai, đối thủ của Riot sẽ tiếp cận được các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là những điều khoản liên quan tới lương thưởng, phúc lợi của công ty. Từ đó, họ có thể điều chính sách tuyển dụng của mình để cạnh tranh hiệu quả hơn trước Riot", giám đốc nhân sự của Riot giải thích.

Trong DNA của Apple, nhân viên sẽ phải đồng ý rằng "Apple có quyền tìm đến biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo thỏa thuận này được tuân thủ với các quyền lợi và bồi thường mà Apple được hưởng".

NDA của Google cũng quy định nghiêm ngặt tương tự: "Trong và sau quá trình làm việc tại Google, tôi sẽ giữ tuyệt đối bí mật về Thông tin mật của Google. Tôi hiểu rằng việc vi phạm Điều 2 có thể dẫn đến xử lý kỷ luật lao động bao gồm hủy thỏa thuận và/hoặc các hành vi pháp lý khác".

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 10.

Trích đoạn NDA mà nhân viên Google cung cấp cho Insider

Ban đầu, các nhân viên của Riot cho biết, họ không thể nói với các điều tra viên chính phủ về công việc của mình từ khi nhận được trát đòi hầu tòa. Tuy nhiên, một thẩm phán đã đứng về phía DFEH, yêu cầu Riot Games thông báo cho các nhân viên đã ký NDA rằng họ được phép nói với các điều tra viên.

Có thể thấy, người lao động thường bị nhà tuyển dụng đe dọa phải tước bỏ quyền lợi của mình.

Trong một khảo sát được tiến hành vào năm ngoái, gần 40% nhân viên làm việc trong lĩnh vực công nghệ đã ký NDA cảm thấy các thỏa thuận này ngăn cản họ thảo luận về "những bất công tại nơi làm việc".

Tại California, để đảm bảo tố cáo không bị đe dọa sai cách, DFEH sẽ hỏi họ có ký NDA với nơi làm việc không. Nếu cảm thấy NDA này đã đi quá xa, cơ quan này sẽ liên lạc với công ty của người lao động

Dù vậy, không ai biết DFEH có thể thực sự bảo vệ quyền lợi của nhân viên đến đâu, khi mà chính cơ quan này cũng từ chối tiết lộ các dữ liệu cơ bản chứng minh nỗ lực của mình.

Đây chỉ là một trong số nhiều lý do khiến sự hiểu biết của số đông về NDA còn mù mờ và việc lạm dụng các hợp đồng vẫn bị ngó lơ.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 11.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 12.

Cựu nhân viên của Pinterest Ifeoma Ozoma là gương mặt tiên phong trong cuộc chiến chống lại sự lạm dụng NDA trong giới công nghệ. Năm ngoái, người phụ nữ này đã công khai các cáo buộc về phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử mà cô gặp phải tại công ty cũ.

"Việc các công ty công nghệ sử dụng NDA khi sa thải nhân viên đã gia tăng nhanh chóng trong đại dịch", Ozoma nói. "Bạn buộc phải nhận bất cứ thứ gì họ ném cho mình vì chẳng còn lựa chọn nào khác".

Một số NDA khiến các nạn nhân bị lạm dụng nơi công sở không dám lên tiếng. Chỉ cần nói sai, họ có thể phải trả cả nghìn USD cho phía luật sư công ty.

"Không ai nên bị mất tiền chỉ vì giải thích cho gia đình lý do họ bỏ công việc trước đó", Ozoma cho biết.

Ozoma là người đồng tài trợ cho "Không Còn Im Lặng" - một dự luật nhằm hỗ trợ pháp luật hiện hành của California, cấm các công ty "bịt miệng" nhân viên về các vấn đề như quấy rối hoặc phân biệt đối xử.

Nếu dự luật này trở thành luật, những thỏa thuận mà Kira phải ký sẽ không còn thực thi được nữa.

Một vài ông lớn công nghệ tại Thung lũng Silicon đã bắt đầu chủ động thay đổi. Theo CEO Expensify David Barrett, công ty sẽ cho phép nhân viên thảo luận về các vấn đề mà nhân viên cảm thấy là bất hợp pháp. Facebook và Google chia sẻ rằng họ cũng đang sửa đổi các điều khoản NDA theo hướng có lợi cho nhân viên.

Tuy nhiên, không một công ty nào cho biết họ có tuyển dụng nhân viên từ chối ký NDA hay không. Ngoài ra, họ cũng từ chối cung cấp các điều khoản được dùng làm nền tảng cho các thỏa thuận chối bỏ trách nhiệm pháp lý.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 13.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 14.

Một cựu kỹ sư kỹ thuật làm việc tại Los Angeles - người đã chia sẻ NDA của mình cho Insider - tin rằng tình hình sẽ không thể cải thiện trong một sớm một chiều.

Trước đây, người phụ nữ này từng làm việc cho một công ty công nghệ âm nhạc, thuộc bộ phận chống lừa đảo người tiêu dùng. Cô cho biết, mỗi ngày mình nhận được hàng tá những bức ảnh khiếm nhã và những cuộc gọi quấy rối từ khách hàng. Tuy nhiên, cô không thể dập máy, nếu không sẽ bị hạ điểm trong bản đánh giá năng lực hàng tháng.

"Bạn phải chịu đựng thôi", nữ kỹ sư thừa nhận.

Tuy nhiên, một ngày nọ, có khách hàng đã tìm đến tận trụ sở công ty để quấy rầy cô. Sự việc như giọt nước tràn ly, buộc cô phải xin quản lý thuyên chuyển đến một bộ phận khác không phải nhận điện thoại từ khách hàng. Yêu cầu của nữ kỹ sư bị từ chối, nên cô quyết định không đến văn phòng nữa. Chẳng bao lâu sau, công ty sa thải cô.

Tôi không thể nói về vấn đề này: Văn hóa im lặng đáng sợ tại Thung lũng Silicon, nơi các ông lớn công nghệ bịt miệng nhân viên suốt đời chỉ bằng vài tờ giấy - Ảnh 15.

Để đổi lấy 2 tháng trợ cấp thôi việc, cô buộc phải ký DNA. Cô sẽ không được kể về quãng thời gian làm việc trong công ty, ngoại trừ với "gia đình thân thiết, luật sư, kế toán, cố vấn kinh doanh hay bất kỳ cơ quan thuế nào của chính phủ".

Điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ không thể nhắc đến công ty cũ hay tiết lộ lý do nghỉ việc trong các buổi phỏng vấn xin việc sau này.

Trước đó, cấp trên đã hứa sẽ viết cho cô một lá thư giới thiệu. Tuy nhiên, người này cũng nhanh chóng nghỉ việc sau khi cô bị sa thải.

"Giây phút mà tôi rời đi, mọi thứ đều bị xóa sạch", nữ kỹ sư tâm sự. Vì không được phép nhắc đến công việc cũ, cô khó có thể chứng minh bản thân với các nhà tuyển dụng tiềm năng. Đôi khi, cô nghĩ mình phải đổi ngành mới có thể kiếm được việc mới.

"Tiền giúp các công ty bóp chết quyền tự do ngôn luận", cô nói. "Mọi người không nên bị bịt miệng suốt đời".

(Theo Insider)

Tú Khê

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên