MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[TÔI MẤT TIỀN] Lỗ nặng vì chơi cổ phiếu “lật đật”

Ở Việt Nam, có một nghịch lý mà ai cũng nhận ra, đó là khi thị trường chung tăng nóng thì hầu như toàn bộ cổ phiếu đều tăng, dù chúng xấu ra sao, công ty thua lỗ thế nào, nhưng khi thị trường đi xuống thì hầu như toàn bộ cổ phiếu giảm sàn.

Trong những kỷ niệm thua lỗ của tôi, có một lần mất tiền nhớ nhớ đời, khiến tôi bị ám ảnh ghê gớm cho tới tận bây giờ. Đó là lần trót dây với “lật đật”.

Đó là từ lóng chỉ những cổ phiếu tăng giảm đến chóng mặt. Trên thị trường Việt Nam tồn tại không ít cổ phiếu như thế, lên mạnh rồi giảm mạnh. Dân tình dùng từ "lật đật" quả không sai, bởi những cổ phiếu này có "đội lái" quá khủng khiếp nên tạo cho chúng mức giá tăng giảm điên rồ như vậy. Bình thường thì các nhà dầu tư tỉnh đòn sẽ tránh xa mấy cổ phiếu này, nhưng với dân liều mạng thì họ không ngần ngại đánh bạc với tiền của mình với hy vọng sẽ có lãi lớn.

Thực tế, đã có nhiều người thất bại vì dám chơi với "lật đật", dù là "tay to" hay "tay nhỏ". Đơn giản bởi vì mấy cổ phiếu đó tăng giảm rất khó lường. Người ham lướt sóng mà vào giá cao thì kiểu gì cũng lỗ, bởi cao hay thấp chỉ là mức tương đói, ngoài phụ thuộc vào "đội lái", chúng còn phụ thuộc cả vào thị trường chung, vào tác động thế giới, vào tiêu cực của nhóm ngành… có người bị mất chỉ 50-60% chỉ trong 1 tháng, bởi dám chơi margin.

Ở Việt Nam, có một nghịch lý mà ai cũng nhận ra, đó là khi thị trường chung tăng nóng thì hầu như toàn bộ cổ phiếu đều tăng, dù chúng xấu ra sao, công ty thua lỗ thế nào, nhưng khi thị trường đi xuống thì hầu như toàn bộ cổ phiếu giảm sàn. Ở chiều ngược lại, nếu thị trường chung đi lên nhưng lại có cổ phiếu tốt giảm giá, còn khi thị trường đi xuống thì có cổ phiếu không tốt lại tăng giá mạnh. Sự tăng giá này có nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ khả năng bị làm giá, bị "đánh lên chăn gà"… Tất nhiên đó chỉ là giả thuyết mà các nhà đầu tư cá nhân đoán định mà thôi

Thời 2011, 2012 là ví dụ rõ ràng nhất cho những con lật đật này. Thị trường lúc tăng lúc giảm, nhưng mấy mã nhỏ lại lộn xộn hết cả lên, chẳng ai biết một ngày nào đó có một penny tự nhiên tăng trần mà không vì bất cứ lý do nào. Các cổ phiếu khoáng sản, bất động sản tăng ào ạt mà chả thấy tin tốt đâu. Đến khi mức tăng đã gấp rưỡi thì tin tốt bắt đầu ra, nhưng lúc đó ai mua vào là chết.

Lúc đó, tôi vẫn còn non kinh nghiệm, không biết phân tích kỹ lưỡng để điều chỉnh cảm xúc của mình. Hôm đó, rộ lên tin KSA sẽ bị đánh lên rất cao. Tôi hồ hởi định mua một chút cầu may, ai ngờ KSA lên trần lập tức, tôi chỉ có thể mua một ít mà không thể mua được nữa nên đành bỏ qua. Nhìn anh em có lãi mà tôi tiếc đứt ruột nhưng chũng chỉ biết ngồi nhìn. Thời gian trôi qua, mọi người có lãi khủng nhưng tôi chỉ lãi một ít vì số lượng cổ phiếu quá ít. Tôi nghĩ bụng thôi không tiếc nữa, biết đâu lại thắng cổ phiếu khác.

Ai ngờ đền một hôm rung lắc, một số người bán chốt lãi, một số người nhảy vào thêm, vì nghe đồn có tin mới KSA lãi khủng. tôi vào 50% vốn với giá 22.000. Sau đó tôi rất vui mừng và hy vọng sẽ có được đợt lãi lớn, chí ít cũng phải 30% vì nguồn tin từ một tay to chơi lớn.

Ấy vậy mà sau đó KSA giảm giá thảm thương, khi mới giảm được 1,2 phiên tôi nghĩ bụng kiểu gì cũng tăng lại, ai ngờ nó cứ giảm sàn tiếp. Đến khi tôi quyết định bán giá 15.000 thì đã lỗ quá nhiều.

Những ngày sau đó, tôi vẫn không thể tin được tại sao mình thua lỗ nặng đến như vậy. Nghiên cứu kỹ lại, tôi nhận thấy cổ phiếu mình mua quá vội vàng, chỉ theo tin đồn mà không suy xét kỹ. Con "lật đật" đó tăng giá khủng được thì cũng có thể giảm sâu. Đó chính là lý do tại sao người ta không bao giờ đánh bạc với những cổ phiếu có mức tăng giảm mạnh liên tục như vậy. Bài học cay đắng đó đã đi theo tôi rất lâu, đến mức tôi bị dị ứng với mấy cổ phiếu khoáng sản, bất động sản, vì chúng dễ tạo tin đồn khó kiểm chứng.

Đinh Thành Trung

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên