Tổng kết 2018 bạn có được bao nhiêu tiền? Đây là 5 chiến lược thông minh để làm chủ tài chính, khiến "tiền đẻ ra tiền" trong năm 2019
Không cần phải là một chuyên gia tài chính mới có thể kiếm được nhiều tiền. Hay không nhất thiết phải ở một độ tuổi nhất định mới có đủ khả năng xử lý các vấn đề tài chính. Ngay khi còn trẻ, bạn hoàn toàn có thể làm chủ quỹ tiền của mình và thậm chí sinh lời từ chúng chỉ với một vài điều chỉnh đơn giản như sau.
- 06-01-20192 chữ "KIÊN" dẫn lối hơn 600 triệu phú tới thành công, người kinh doanh nào nghe xong cũng được thức tỉnh
- 04-01-2019CEO 32 tuổi của Burger King: Mọi vấn đề nơi làm việc đều bắt nguồn từ yếu tố nhân sự, nhưng không phải nhà quản lý nào cũng nhận ra
Bắt đầu đầu tư càng sớm càng tốt
Bạn nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, nhất là nếu vẫn đang ở độ tuổi 20 thì càng sớm sẽ càng có lợi. Ví dụ, bạn 25 tuổi và mỗi tháng bạn đầu tư 100 USD vào 1 công ty trong 40 năm và kiếm được 12% lợi nhuận hàng năm. Khi bạn nghỉ hưu ở tuổi 65, khoản đầu tư của bạn sẽ trị giá chỉ hơn 1 triệu USD. Nhưng nếu cũng với khoản đầu tư đó nhưng bắt đầu ở tuổi 35 thì bạn sẽ chỉ còn khoảng 300.000 USD. 10 năm để đánh mất 700.000 USD thực sự không phải con số “dễ chịu”.
Tất nhiên, mọi khoản đầu tư đều có rủi ro cũng như mức lợi nhuận sẽ không giống nhau. Càng lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm thì những khoản đầu tư sẽ ‘thông minh’ hơn nhưng hầu như, càng đầu tư sớm thì cơ hội tích lũy của cải càng cao.
Đừng tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm
Bạn có thói quen tích lũy vì sợ rủi ro trong đầu tư? Vậy thì xin chia buồn với bạn là số tiền đó có thể vẫn còn nhưng nó là một sự hao hụt khi tính đường dài.
Nguyên do đơn giản là bởi sự mất giá của đồng tiền, kể cả đối với những loại tiền giá trị nhất thế giới. Giả dụ bạn cất đi 1.000 USD từ 50 năm trước thì ngày nay nó sẽ chỉ có giá trị khoảng 137 USD mà thôi. Nhưng nếu biết đầu tư, với tỷ lệ lợi nhuận cực thấp chỉ khoảng 4% thôi thì con số đó ngày hôm nay cũng dược khoảng 7.000 USD rồi.
Bình tĩnh đối diện với sự biến động của thị trường
Chính nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng từng nói rằng, điều tốt nhất bạn có thể làm khi đứng trước những biến động của thị trường là bỏ qua nó.
"Tiền được tạo ra từ đầu tư bằng cách đầu tư và sở hữu các công ty tốt trong thời gian dài", CEO Berkshire Hathaway nói với CNBC vào năm 2016 trong bối cảnh thị trường có nhiều thay đổi khó đoán. "Nếu họ mua các công ty tốt và cứ kiên trì đầu tư, họ nhất định sẽ kiếm lại dư dả trong 10, 20, 30 năm nữa."
Tỉ phú Ray Dalio cũng đồng ý với ý kiến này, Ông cho rằng sự lên xuống của thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến nhiều quyết định mua và bán nhưng nếu thấy giá trị (cổ phiếu) giảm xuống thì đừng vội vàng bán đi chỉ vì sợ hãi hay lo lắng. Làm gì cũng nên bình tĩnh và có kế hoạch.
Không cần phải có một điểm tín dụng hoàn hảo
Mọi người thường nghĩ để khả năng vay hoặc thế chấp của mình dễ dàng được ngân hàng chấp thuận hơn thì cần phải có một điểm tín dụng (credit score) cao 850 hoàn hảo.
Thế nhưng theo Greg McBride, nhà phân tích chính tại Bankrate thì chỉ cần trên 760 là bạn đã có thể coi ở trong ngưỡng “an toàn” nhất rồi. Con số 800 hay 820 thực tế không đáng để nỗ lực và nó chỉ khiến bạn lãng phí thời gian mà thôi. Các ngân hàng có cách đánh giá khác chứ không chỉ chăm chăm nhìn vào con số điểm tín dụng mà bạn đang cố gắng tạo ra.
Hiểu được tác động kéo lùi của nợ nần
Nợ nần không làm bạn mất tiền, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến nhiều phần khác quan trọng hơn trong cuộc sống của bạn. Khi bạn đang mang trên mình một khoản nợ, bạn luôn đau đáu suy nghĩ về nó và nó khiến cho bạn suy kiệt cả thể chất lẫn tinh thần. Không chỉ thế, nó còn khiến hình ảnh của bạn trong mắt những người khác trở nên mệt mỏi, chán chường và đôi khi bất lực.
Vì thế, trả nợ luôn là ưu tiên hàng đầu của những chuyên gia tài chính. Trả hết nợ, bạn sẽ tìm lại được sự tự tin cũng như thu hút lại được tiền bạc. Vì vậy, hãy tự thoát khỏi nợ nần và tránh xa nợ nần, càng sớm càng tốt!
CNBC