Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ "đuổi" 10 đại sứ phương Tây, bao gồm cả Mỹ, Đức và Pháp
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố những Đại sứ này không còn được chào đón ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khi họ yêu cầu phóng thích một doanh nhân và nhà từ thiện bị cáo buộc liên quan tới vụ đảo chính bất thành năm 2016.
- 14-08-2021Khoản đầu tư của SoftBank tạo ra 'siêu kỳ lân' đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ
- 26-04-2021Mỹ đóng cửa tạm thời các cơ quan ngoại giao tại Thổ Nhĩ Kỳ sau tuyên bố của ông Biden
- 25-04-2021Thị trường tiền số Thổ Nhĩ Kỳ rung chuyển: Thêm 1 sàn giao dịch sụp đổ, CEO đã bị bắt để điều tra
- 23-04-2021Một trong những sàn giao dịch tiền số lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ 'sập', CEO bỏ chạy, nhà đầu tư 'mất trắng' 2 tỷ USD
- 06-12-2020Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với bức tranh trần trụi về nền kinh tế
Trong một phát biểu trên truyền hình ở Eskisehir, phía tây thủ đô Ankara, ông Erdogan cho biết: "Tôi đã đưa ra những mệnh lệnh cần thiết và yêu cầu Bộ Ngoại giao nhanh chóng ban hành tuyên bố 10 đại sứ này không có tư cách".
Việc tuyên bố một nhà ngoại giao "không có tư cách" đồng nghĩa với việc họ sẽ bị cấm ở lại quốc gia ban bố, trong trường hợp này là Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan cũng nêu đích danh 10 đại sứ của các nước Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Canada, Na Uy và New Zealand sau khi họ ra tuyên bố chung kêu gọi trả tự do cho doanh nhân kiêm nhà từ thiện Osman Kavala.
Kavala bị cáo buộc tham gia vào âm mưu đảo chính thất bại năm 2016 nhằm vào ông Erdogan. Tuy nhiên, nhân vật này đã bác bỏ những cáo buộc có liên quan đến Giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống ở Mỹ, người mà ông Erdogan cho biết đã dàn dựng vụ đảo chính. Henri Barkey, một học giả người Thổ Nhĩ Kỳ ở Mỹ, cũng đã bị xét xử vắng mặt.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã triệu tập các đại sứ để yêu cầu họ giải thích tuyên bố chung, được ban hành hôm 19/10 này.
"Các đại sứ cần biết và hiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Một khi họ không hiểu về Thổ Nhĩ Kỳ, họ sẽ phải rời đất nước này", ông Erdogan nói.