Top 10 vận động viên Olympic giàu nhất thế giới: Roger Federer sở hữu 450 triệu USD cũng chỉ đứng thứ 4, người đứng thứ 1 gây bất ngờ lớn - là cái tên không phải ai cũng biết
Top 10 không thể thiếu những cái tên vận động viên nổi tiếng hàng đầu thế giới như Roger Federer, Serena Williams, Michael Phelps hay Usain Bolt. Nhưng vị trí số 1 lại thuộc về một nhân vật khá bất ngờ.
- 07-08-20214 dấu hiệu khi ngủ dậy cần đặc biệt chú ý: Nếu nằm lòng từ sớm, một ngày nào đó nhất định sẽ cứu bạn một mạng
- 05-08-2021Có câu "tiền không mua được sức khỏe" nhưng có 3 vị tỷ phú lừng lẫy thế giới từng dùng rất nhiều tiền để cứu mạng của bản thân không ít lần: Con số lên tới hàng nghìn tỷ đồng!
- 05-08-2021Ai nói đàn ông ít tiêu xài? Đấng mày râu cũng có những chiếc 'mỏ' mà hễ đào là ra vàng vì những lý do này
Trong làng thể thao, không ít vận động viên Olympic sở hữu gia tài “khủng”, đặc biệt là những người vinh dự giành được huy chương, có vị thế và tên tuổi nhất định, mang lại nhiều giá trị thương mại cho các nhà tài trợ.
TOP 10 người giàu nhất có thể kể đến những cái tên sau
10. Shaun White - 60 triệu đô la Mỹ
Vận động viên trượt tuyết người Mỹ, 34 tuổi, đã giành được ba huy chương vàng Olympic và trở thành triệu phú trước khi anh qua tuổi 20 tuổi. Bên cạnh thu nhập hàng năm lên tới 10 triệu đô la Mỹ từ các hợp đồng với các công ty bao gồm Burton Snowboards, Birdhouse Skateboards, Park City Mountain Resort, Adio, Red Bull, Target , Oakley, Hewlett-Packard, T-Mobile, Verizon, GoPro, Beats By Dre, Sony, Mountain Dew và Ubisoft, nam vận động viên cũng có thu nhập từ các khoản đầu tư bất động sản ở California và New York, theo Money.
Các nguồn thu nhập khác có thể kể đến bao gồm diễn xuất (bộ phim Friends With Benefits năm 2011), trò chơi điện tử Shaun White Skateboarding, âm nhạc và thời trang.
9. Michael Phelps - 80 triệu đô la Mỹ
Michael Phelps (Mỹ) trong cuộc đua ở cự ly 200 mét bướm nam tại Olympic Rio năm 2016. Ảnh: Reuters
Theo trang web chính thức của Thế vận hội, vận động viên bơi lội 36 tuổi người Mỹ đang giữ kỷ lục về số huy chương Thế vận hội lên tới con số 28, trong đó có kỷ lục 23 huy chương vàng.
Thu nhập trực tiếp từ sự nghiệp của anh chỉ khoảng 1,9 triệu đô la Mỹ, do Essentially Sports đã ước tính. Nhưng hình ảnh thương hiệu mới đem tới cho anh nhiều nhất - khoảng 9,8 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Điều đó bao gồm các hợp đồng tài trợ lớn với Colgate, Kellogg, Louis Vuitton, Omega, Speedo, Under Armour và Visa. Ngoài ra còn có các thương vụ liên quan tới sách và phim ảnh, các cuộc trò chuyện và tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội.
8. Usain Bolt - 90 triệu đô la Mỹ
Vận động viên người Jamaica này từng 8 lần đoạt huy chương vàng Olympic, là người đàn ông nhanh nhất trong lịch sử, hiện đang giữ kỷ lục thế giới ở cả cự ly 100 mét (9,58 giây) và 200 mét (19,19 giây).
Usain Bolt của Jamaica. Ảnh: @ usainbolt / Instagram
Dù đã 34 tuổi và nghỉ thi đấu điền kinh, "Tia chớp Bolt" vẫn tiếp tục kiếm được từ những khoản tài trợ béo bở, mang lại cho anh phần lớn thu nhập khoảng 20 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Các thương hiệu bao gồm Puma (một hợp đồng trị giá 10 triệu đô la Mỹ), Gatorade, Visa, Virgin Media và Hublot, theo Players Bio.
Anh ấy cũng đã đầu tư một thương hiệu F&B Track & Record ở Jamaica và Vương quốc Anh, thu được một khoản lợi nhuận từ đây.
7. Georgina Bloomberg - 100 triệu đô la Mỹ
Con gái của tỷ phú New York và cựu thị trưởng Michael Bloomberg, Georgina, năm nay 38 tuổi, là một vận động viên Cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật chuyên nghiệp, từng đại diện cho Đội Mỹ tại Thế vận hội 2016.
Bắt đầu học cưỡi ngựa từ năm bốn tuổi, tình yêu thể thao và động vật không chỉ giúp cô nhận không ít khoản tiền thưởng mà còn trở thành một nhà từ thiện nổi tiếng và đồng tác giả của một số tiểu thuyết về môn cưỡi ngựa.
6. Caitlyn Jenner - 100 triệu đô la Mỹ
Caitlyn Jenner đã giành huy chương vàng trong nội dung mười môn phối hợp nam Olympic 1976. Vào năm 2015, ở tuổi 71, vận động viên này đã trở thành một diễn giả truyền động lực người Mỹ nổi tiếng, một ngôi sao truyền hình thực tế.
Sự nghiệp Olympic của vận động viên này đã nhận được rất nhiều ủng hộ từ những công ty như IBM và Coca-Cola.
5. Serena Williams - 225 triệu đô la Mỹ
Tay vợt nữ số 1 thế giới người Mỹ cũng là người ba lần giành huy chương vàng Olympic. Tổng số tiền thưởng trong sự nghiệp của cô là gần 94 triệu đô la Mỹ từ WTA Tour - nhiều gấp đôi so với bất kỳ vận động viên nữ nào khác, theo Essentially Sports.
Trung bình, Williams thu nhập hơn 8 triệu đô la Mỹ mỗi năm trong suốt sự nghiệp quần vợt của mình và kiếm thêm khoảng 20 triệu đô la Mỹ mỗi năm từ các nhà tài trợ bao gồm Nike, Wilson, Aston Martin, Pepsi, IBM, Intel...
Serena Williams từng 3 lần vô địch Olympic quần vợt. Ảnh: Pinterest
Cô cũng sở hữu quỹ đầu tư Serena Ventures đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và kinh doanh trên toàn thế giới, một số dòng quần áo của riêng mình như Aneres (viết ngược tên Serena) và S (chữ đầu trong Serena). Cô cũng xuất hiện trong các chương trình truyền hình và lồng tiếng, bao gồm cả trong The Simpsons (2001) và Nickelodeon's Avatar: The Last Airbender (2007).
4. Roger Federer - 450 triệu đô la Mỹ
Huyền thoại quần vợt Thụy Sĩ đã không thể bổ sung thêm một chiếc HCV Olympic đầu tiên vào bộ sưu tập danh hiệu lấp lánh của mình trong năm nay do chấn thương đầu gối. Nhưng người đàn ông 39 tuổi này tiếp tục là một nhà vô địch trong lòng các nhà tài trợ với 13 thương hiệu bao gồm Rolex, Mercedes-Benz, Barilla, Moët & Chandon và Uniqlo...
Anh là một trong hai vận động viên đang hoạt động duy nhất kiếm được 100 triệu đô la Mỹ trong một năm từ các khoản tài trợ - người còn lại là vận động viên golf Tiger Woods - theo Forbes.
Roger Federer trong trận đấu vòng 4 đơn nam với Lorenzo Sonego của Ý tại Wimbledon ở London, vào tháng 7 năm 2021. Ảnh: Xinhua
3. Floyd Mayweather Jr. - 1,2 tỷ đô la Mỹ
Võ sĩ người Mỹ, từng giành huy chương đồng Olympic 1996, gần đây đã tuyên bố rằng anh ta là một tỷ phú với giá trị tài sản ròng là 1,2 tỷ USD thay vì 450 triệu USD được trích dẫn trên các phương tiện truyền thông đại chúng, như Talk Sport đưa tin.
Ở độ tuổi 44, Floyd Mayweather Jr. cũng chia sẻ rằng một phần lớn thu nhập của anh ấy chỉ đến từ hai trận chiến bom tấn: với Conor McGregor của UFC (350 triệu đô la Mỹ) và với Manny Pacquiao (300 triệu USD).
Võ sĩ “50-0” (50 trận bất bại) kiếm được phần lớn doanh thu của mình từ các trận đấu chuyên nghiệp, ở mức hàng triệu đô la một trận. Điều đó khiến anh ta có đủ tiền sưu tập hàng loạt tài sản có giá trị xa xỉ như Đồng hồ tỷ phú trị giá 18 triệu đô la Mỹ của Jacob & Co, máy bay tư nhân Gulfstream G650 trị giá 60 triệu đô la Mỹ, biệt thự Beverly Hills trị giá 25 triệu đô la Mỹ, biệt thự ở Las Vegas 10 triệu đô la Mỹ, và một bộ sưu tập xe hơi đáng ghen tị, theo Celebrity Net Worth.
2. Anna Kasprzak - 1,4 tỷ đô la Mỹ
Vận động viên Olympic Đan Mạch, Anna Kasprzak. Ảnh: Instagram
Anna Kasprzak là một vận động Cưỡi ngựa biểu diễn đồng đội người Đan Mạch đã từng tham gia Thế vận hội 2012 và 2016. Với niềm đam mê dành cho ngựa, cô điều hành một trường đua ngựa riêng ở Haderslev, Đan Mạch.
Tài sản ròng khổng lồ của cô đến từ Ecco, một nhà sản xuất giày Đan Mạch, mà gia đình cô là người thừa kế. Theo Forbes, Ecco tạo ra gần 1,5 tỷ đô la Mỹ doanh thu hàng năm với các sản phẩm được kinh doanh tại 90 quốc gia.
Với khối tài sản trị giá 1,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019, Anna Kasprzak ở tuổi 29 đã trở thành một trong tám người trở thành tỷ phú dưới 30 tuổi, theo Forbes .
1. Ion Tiriac - 1,7 tỷ USD
Đáng ngạc nhiên, người giàu nhất trong số các vận động viên Olympic là một vận động viên quần vợt người Romania, Ion Tiriac, đến từ Brasov. Năm nay ông đã 82 tuổi, từng tham gia đội khúc côn cầu trên băng Olympic 1964 trước khi thành danh là một cầu thủ trong làng quần vợt, sau đó trở thành huấn luyện viên cho các ngôi sao như Ilie Nastase, Guillermo Vilas, Mary Joe Fernández, Goran Ivanisevic và Marat Safin .
Vận động viên quần vợt người Romania, Ion Tiriac. Ảnh: Getty Images
Quần vợt đã giúp Tiriac trở thành triệu phú, nhưng kinh doanh mới khiến ông trở thành tỷ phú. Sự nghiệp kinh doanh của ông bắt đầu vào năm 1990. Lúc đó, ông đã thành lập Banca Tiriac, ngân hàng tư nhân đầu tiên ở nước này, và mở rộng đầu tư thêm ở nhiều lĩnh vực bao gồm bảo hiểm, cho thuê ô tô và đại lý, bất động sản và các hãng hàng không địa phương.
Năm 2007, Tiriac lọt vào Top 1.000 của Forbes với giá trị tài sản ròng 1,1 tỷ USD, trở thành người Romania đầu tiên xuất hiện trong danh sách này. Theo Romania Insider, tài sản của ông đạt đỉnh 2 tỷ USD vào năm 2014 và trở thành vận động viên giàu nhất thế giới, soán ngôi vương từ tay Michael Jordan vào thời điểm đó.
Theo Forbes , ông sở hữu bộ sưu tập ô tô và xe máy với hơn 400 mẫu xe, bao gồm cả những chiếc xe từng thuộc sở hữu của Al Capone, Sammy Davis Jr. và Elton John.