Tốt nghiệp đại học danh giá, cô gái chấp nhận trở thành "kẻ bỏ đi": Không phải ai có bằng cấp cao cũng sống vui vẻ
Lý Tuyết Cầm cam tâm làm 'một kẻ bỏ đi của trường đại học Bắc Kinh', cố gắng trở thành 'kẻ khờ vui vẻ' vô lo vô nghĩ.
- 09-06-2022Hành trình của cụ ông 83 tuổi người Nhật Bản một mình vượt Thái Bình Dương trong 2 tháng: ''Đừng để ước mơ của bạn chỉ là ước mơ''
- 08-06-2022Người sáng lập quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới khẳng định: Bạn chắc chắn thành công nếu làm đúng theo 5 bước này
- 19-05-2022Gia đình 6 thành viên xây nhà kính trị giá hơn 8 tỷ đồng ở vòng Bắc Cực, lựa chọn cuộc sống tự cung tự cấp, gần gũi với thiên nhiên
Lý Tuyết Cầm - sinh viên tốt nghiệp trường đại học Bắc Kinh danh giá, đã không hề vui vẻ như nhiều người tưởng tượng. Sự nổi tiếng của cô bắt nguồn từ một đoạn video trên Douyin (Tik Tok Trung Quốc).
Cam tâm làm "một kẻ bỏ đi" vui vẻ
Hình tượng của Lý Tuyết Cầm trong video là cô gái để mặt mộc, tóc cháy vàng, biểu cảm hài hước, giọng nói thuần Bắc Kinh: “Ngô Diệc Phàm, xin chào! Tôi là Lý Tuyết Cầm. Hôm nay tôi đến đại học Thanh Hoa. Anh xem cổng trường đại học Thanh Hoa này, trắng quá!”. Thời điểm này Ngô Diệc Phàm vẫn chưa vướng vào lùm xùm đời tư.
Sau đó, cô gái đã trở nên nổi tiếng, người theo dõi tăng đến con số hơn 3 triệu, thậm chí ngay cả Ngô Diệc Phàm cũng quay clip trả lời cô.
Kế tiếp, sau khi thân phận tốt nghiệp trường đại học Bắc Kinh, du học đại học New York hé lộ, cư dân mạng bắt đầu phê phán:
“Học sinh đại học Bắc Kinh mà cùng phải quay clip để nổi tiếng?”.
“Chắc là muốn kiếm tiền đó! Đại học Bắc Kinh còn cái chất riêng không vậy?”
“Tốt nghiệp đại học Bắc Kinh, thạc sĩ đại học New York, mà không đi nghiên cứu học thuật. Thật sự lãng phí tài năng!”.
Thế nhưng trước đó, Lý Tuyết Cầm đã đăng dòng trạng thái trên nền tảng Weibo thể hiện cách nghĩ của mình: “Đại học Bắc Kinh thì sao? Học cao như vậy thì không được quyền là một kẻ bỏ đi hả? ,Chỉ là thi được điểm cao, làm đề giỏi mà thôi”.
Cả chặng đường mưu cầu học vấn của Lý Tuyết Cầm, cô đã nhìn thấy vô số tinh anh tri thức xuất chúng. Nhưng bản thân cô cảm thấy mình chỉ ở mức độ tầm thường, khó có thể đứng ngang hàng những người khác.
Đại học năm thứ 4, cô gái được chẩn đoán bị bệnh trầm cảm. Thời điểm bệnh nặng nhất, cô không muốn nói chuyện hay gặp gỡ người khác, thậm chí còn làm những hành động gây tổn thương đến cơ thể mình.
Sau đó, cô quyết định không sống trong sự kỳ vọng của người khác hay định nghĩa thành công của kẻ đời.
Lý Tuyết Cầm cam tâm làm “một kẻ bỏ đi của trường đại học Bắc Kinh”, cố gắng trở thành “kẻ khờ vui vẻ” vô lo vô nghĩ.
Lý Tuyết Cầm chân thành, đáng yêu, được nhiều người yêu thích, đã tìm được đáp án chân chính trong cuộc đời mình.
Trở thành shipper để tìm lại ý nghĩa cuộc đời
Không lâu trước đây, bài đăng “Chàng trai tốt nghiệp đại học Bắc Kinh làm shipper” được cộng đồng mạng truyền tải chóng mặt.
Trương Căn - thạc sĩ luật của Đại học Bắc Kinh từ bỏ công việc văn phòng đầy triển vọng để làm shipper trong vòng 4 tháng.
Một năm sau, anh đã viết lại trải nghiệm của mình rồi đăng tải trên mạng xã hội.
Trương Căn nói: “Mục đích ban đầu của việc làm shipper là muốn giải thoát những mỏi mệt của miệng đời”.
Người xung quanh quá giỏi giang khiến anh cảm thấy bản thân ngay cả vui vẻ cũng có tội. Thu nhập của người ta 30 nghìn NDT/tháng (hơn 100 triệu), bản thân chỉ được 1/3 số đó, thế mà còn mặt mũi cuối tuần đi xem phim? Tại sao không tăng ca để thu nhỏ khoảng cách chênh lệch này?
Áp lực quá lớn, Trương Căn quyết định trải nghiệm cuộc sống của ngành nghề bình thường, giai cấp tầm thường.
Cậu nhìn những người làm shipper chạy ngoài đường, dường như họ còn vui vẻ hơn mình rất nhiều. Mỗi sáng thức dậy, mục tiêu duy nhất là chạy được bao nhiêu đơn. Tối về ghé chợ mua vài món rau, vài lạng thịt, nấu cho mình bữa ngon, đơn giản mà bình dị. Nếu chăm chỉ, vẫn có thể tiết kiệm một khoản gửi về gia đình, tích góp xây nhà dưới quê, lấy vợ, làm kinh doanh nhỏ.
Thế là sau khi bạn gái xuất ngoại, Trương Căn đã từ bỏ công việc văn phòng trong tòa nhà cao tầng hiện đại để làm một shipper nhỏ nhoi.
4 tháng làm shipper khiến anh giảm được 20kg, cũng giúp tâm hồn bình tĩnh trở lại.
Cuối cùng Trương Căn cũng hiểu được: “Tôi đã quen với việc theo đuổi những thứ không thuộc về mình. Không phải chỉ cần cố gắng thì đều được trọng vọng, lắm lúc chỉ là những lời trào phúng của người đời”.
Nhìn thế giới bằng góc độ khác, cuộc đời đã mang đến cho anh nhiều niềm vui bất ngờ hơn cả.
“Tôi thích làm những chuyện vô dụng nhưng tốt đẹp, tôi muốn trở thành một người vô tích sự”
Trên chặng đường nỗ lực tiến về phía trước, chúng ta cũng phải học cách dừng lại, điểm vào cuộc sống vài thứ vô dụng.
Con người lúc nào cũng chờ đợi một kết quả nào đó. Đọc sách, trông mong nó sẽ khiến mình trở nên sâu sắc hơn. Ăn cơm, bơi lội, mong muốn bản thân giảm được vài cân. Gửi tin nhắn, đương nhiên hy vọng đối phương trả lời.
Kỳ vọng có kết quả, thở phào nhẹ nhõm. Kỳ vọng không được thực hiện, than oán trời đất.
Trong cuộc sống vồn vã này, chúng ta thường mất đi một năng lực vô cùng quan trọng. Đó là khả năng được vui vẻ.
Hãy đi theo con tim, làm những việc khiến bản thân cảm thấy vui vẻ, đồng thời không thẹn với lòng.
Nhưng hãy nhớ lấy một điều: Nghe theo trái tim cũng phải có nguyên tắc. Nếu làm theo ý mình muốn mà khiến cuộc đời sa sút, không tạo ra giá trị thì bạn đã đi sai đường. Đây không phải là lắng nghe con tim đúng nghĩa!
(Nguồn: Zhihu)
Phụ nữ Việt Nam