MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TPHCM xuất hiện "làn sóng" bung hàng mới của các doanh nghiệp bất động sản

24-05-2019 - 13:54 PM | Bất động sản

Từ đầu năm 2019 đến nay, bằng việc quyết liệt vào cuộc tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp địa ốc từ chính quyền TPHCM, các doanh nghiệp đang lấy lại "đà" tự tin đẩy dự án ra thị trường.

Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn về chính sách như hiện nay, song nhiều chuyên gia vẫn lạc quan dự báo cơ hội đầu tư trong lĩnh vực bất động sản đang bùng nổ, đặc biệt là từ cuối năm 2019 và cả năm 2020, các nhà đầu tư, phát triển bất động sản sẽ đầu tư theo nhiều xu hướng khác nhau và đầu tư một cách thông minh hơn.

Ở góc nhìn phía ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng BIDV, cho rằng: "Hiện nay, đang có nhiều dòng vốn đổ về bất động sản cùng với số lượng doanh nghiệp thành lập trong lĩnh vực bất động sản tăng khá nhanh. Với đà này, năm nay chắc chắn bất động sản công nghiệp, thương mại, nhà ở xã hội sẽ còn tăng. Tôi cho rằng, thị trường bất động sản không đến mức là u ám và quá lo lắng".

Nhận định về thị trường trong nửa cuối năm 2019, ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước hạn chế cho vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nên nhiều doanh nghiệp bất động sản có thể gặp khó khăn ban đầu nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp cơ cấu lại hàng hóa và nguồn đầu tư, từ đó xác định lại chiến lược đầu tư, tránh hiện tượng bong bóng, đầu tư theo trào lưu.

Hơn nữa, chắc chắn trong thời gian tới, việc kiểm soát tín dụng vào bất động sản sẽ được Nhà nước quan tâm nhiều hơn, chặt hơn. Bởi khi nguồn vốn tín dụng giảm, sẽ giảm các hoạt động đầu cơ. Điều này sẽ hạn chế được yếu tố đầu cơ thổi giá, tránh những bất lợi cho người mua có nhu cầu thực.

Có thể thấy, thị trường nhà ở thương mại của TPHCM trong 6 tháng đầu năm 2019 nhìn chung vẫn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng, giữ được sự phát triển tương đối ổn định. Tín hiệu đáng mừng là các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã chủ động tái cơ cấu sản phẩm mạnh mẽ, theo hướng tăng mạnh sản phẩm căn hộ có quy mô vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ). Tỷ lệ căn hộ có giá vừa túi tiền (trung cấp và bình dân) chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 70% trong tổng số căn hộ đưa ra thị trường.

TPHCM xuất hiện làn sóng bung hàng mới của các doanh nghiệp bất động sản - Ảnh 1.

Hiện bên cạnh những dự án đã được triển khai, có rất nhiều nhà đầu tư cũng xin chủ trương đầu tư vào khu vực này với kỳ vọng đón đầu những bức phá từ hạ tầng giao thông trong thời gian tới.

Ông Trần Hiếu - Phó Tổng Giám đốc Tiếp thị & Kinh doanh DKRA Vietnam nhận định, mặc dù thị trường nhà ở TPHCM đang khan hiếm nguồn cung, nhưng hiện nay đang xuất hiện một làn sóng mới để chuẩn bị cho đợt bung hàng ra thị trường trong đầu quý 3/2019. Về khu vực, phía Đông và Nam sẽ tiếp tục là điểm nóng của thị trường trong thời gian này, với nhiều dự án mới liên tục được đưa ra thị trường.

Đơn cử như tại khu Nam TPHCM đang được nhiều nhà đầu tư địa ốc "ưu ái" để chuẩn bị cung ứng cho thị trường một lượng căn hộ khá lớn trong những tháng cuối năm 2019. Chẳng hạn, mới đây, UBND TP.HCM vừa chấp thuận cho Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng Sài Gòn Viễn Đông làm chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở tại lô số 6 – khu 6B, khu chức năng số 6 – Đô thị mới Nam Thành phố.

Theo đó, dự án tại lô số 6 – khu 6B hiện có tên thương mại là Khu dân cư The Star Residences (tên trước đây là Khu dân cư Sài Gòn Viễn Đông). Dự án có tổng diện tích đất 7,8 ha, gồm 318 nền đất nằm ngay mặt tiền đường Phạm Hùng. Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng.

Một dự án lớn thứ hai ở khu Nam có tổng diện tích gần 350 ha (sau khu đô thị Phú Mỹ Hưng có diện tích 750 ha) do Công ty TNHH một thành viên phát triển GS Nhà Bè (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư đang chuẩn bị khởi công trở lại sau nhiều năm "bất động". Dự án bao gồm nhiều loại hình nhà ở: biệt thự, khu căn hộ chung cư thấp tầng, khu căn hộ chung cư cao tầng, khu nhà ở phức hợp.

Ngoài ra, thị trường khu Nam Sài Gòn vừa ghi nhận sự xuất hiện dự án Eco Green Saigon có quy mô 14,36 ha, sở hữu vị trí đắc địa mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh (phường Tân Thuận, quận 7). Dự án có công viên nội khu Eco Green Central Park rộng hơn 3,5 ha và nằm liền kề công viên Hương Tràm. Dự án cũng có các tiện ích bao gồm trường mầm non quốc tế Nhật Bản Kirara 4.000m2, trường tiểu học Kim Đồng chuẩn quốc gia 8.000m2, trung tâm tổ chức sự kiện 2.300m2, trung tâm thương mại.... Hiện dự án hiện đang được phân phối với mức giá từ 2,3 tỷ đồng/căn và có tỷ lệ hấp thụ rất tích cực. Theo một số thông tin cho biết, dự án này đang phát triển tòa nhà dịch vụ, thương mại 69 tầng cao nhất khu Nam.

Song song đó, nằm về hướng đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, một doanh nghiệp địa ốc khác cho biết cũng đang lên chương trình giới thiệu 1.100 căn hộ mới từ một dự án hợp tác với các đối tác Nhật Bản. Hưng Thịnh Corp. cũng đang chào bán các giai đoạn tiếp theo của một dự án hơn 4.000 căn nằm gần cầu Phú Mỹ; Dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ (Nhà Bè) có 3 dự án với hơn 1.000 căn sẽ được tung ra vào cuối năm nay...

Đánh giá về sự phát triển của khu Nam Sài Gòn, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, cho rằng Đại lộ Nguyễn Văn Linh không chỉ góp phần làm thay đổi cuộc sống cư dân nơi đây mà còn mở ra cửa ngõ thông thương miền Tây Nam bộ với TPHCM.

Cùng với Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Vành đai 2 và 3 giúp cho việc đi lại thuận tiện tới các khu vực của TPHCM, đặc biệt từ đây có thể kết nối với ĐBSCL qua cửa ngõ phía Tây- Nam bằng Quốc lộ 1A và cao tốc Trung Lương. Một tương lai hứa hẹn là các tuyến metro số 4 kéo dài đến Nhà Bè, tuyến xe bus nhanh 75 Bến Thành - Cần Giờ sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ trong việc cấu trúc lại cảnh quan và thiết kế đô thị theo hướng hiện đại, đồng bộ và tiện ích.

Theo báo cáo của Sở Giao thông-Vận tải giải trình với UBND TPHCM trong cuộc họp gần đây, các nút thắt hạ tầng giao thông tại khu Nam sẽ được tháo gỡ trong năm 2019-2020, với hàng loạt chính sách mới về phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị để trở thành một mạng lưới kết nối của các khu vực.

Cụ thể cầu Thủ Thiêm 4 kết nối quận 4 và quận 2, cầu Kênh Tẻ 2, cầu vượt giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ... sẽ là những dự án phải triển khai ngay. Theo kế hoạch đệ trình, dự án cầu Thủ Thiêm 4 dài 2km với kinh phí đầu tư 5.200 tỷ đồng, nối từ đường Nguyễn Văn Linh (khu Nam, quận 7) đến khu đô thị mới Thủ Thiêm (khu Đông, quận 2) sẽ chính thức được xây dựng thời gian tới.

Ngoài ra, còn có hàng loạt công trình trọng điểm với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD, kết nối khu Nam với trung tâm TPHCM. Nổi bật là dự án tuyến metro số 4 kết nối quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm có kinh phí đầu tư dự kiến đến 97.000 tỷ đồng; hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ có tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng; dự án xây dựng cầu Nguyễn Khoái nối dài từ quận 4 qua quận 7, cầu Phước Khánh nối khu Nam Sài Gòn với Nhơn Trạch (Đồng Nai).

Đặc biệt, dự án quy hoạch trục đường Phú Thuận, nối từ khu vực Mũi Đèn Đỏ vào khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Đường Phú Thuận sẽ là trục đường huyết mạch quan trọng, tạo động lực phát triển khu vực này trong thời gian tới. Dự án mở rộng đường Nguyễn Tất Thành lên khoảng 45m (kéo dài từ cầu Tân Thuận đến Bến Nhà Rồng), quận 4.

Mới đây nhất, theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải, UBND TP.HCM đã chấp thuận đầu tư xây dựng đường trục Bắc - Nam (đoạn từ Hoàng Diệu đến đường Nguyễn Văn Linh và đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm) theo hình thức đối tác công tư – PPP...

Nguyyên Minh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên