MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trader "quen mặt" nhất sàn chứng khoán Mỹ kể chuyện đời: Được ví như Einstein Phố Wall nhưng từng có 2 năm không kiếm ra tiền, tiết lộ bí kíp tồn tại trên thị trường 4 thập kỷ

19-03-2024 - 10:15 AM | Tài chính quốc tế

Ông đã từng “chinh chiến” qua thời kỳ thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1987, đợt vỡ bong bóng dot-com vào đầu thập niên 2000, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đại dịch Covid-19 năm 2020 và tình trạng hỗn loạn trong ngành ngân hàng sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) vào năm ngoái.

Trader

Peter Tuchman là một trong những nhà giao dịch nổi tiếng nhất trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE). Ông được mệnh danh là Einstein của Phố Wall, một phần là vì vẻ ngoài và những biểu cảm thú vị của ông. Tuchman đã có những chia sẻ cho mọi người thấy vì sao việc đến sàn vẫn mang lại lợi thế cho các trader hơn những người giao dịch tại nhà.

Trong một video của Business Insier, Tuchman giới thiệu bàn giao dịch của ông, với những hình dán minh hoạ chính mình từ 7 năm trước. Ông vẫn nhớ rõ mồn một bầu không khí ngày đầu tiên ông đặt chân đến nơi này. Một chút lo lắng, một chút phấn khích và ông chỉ nói: “Tôi đã tìm được nơi tôi muốn dành cả quãng đời còn lại của mình”.

Ông Peter Tuchman bắt đầu làm việc tại NYSE từ năm 1985. Khi đó, ông từng làm người chuyên đánh máy và là một nhân viên bán hàng. Mục tiêu của ông là trở thành một nhà môi giới. Mỗi ngày đi làm, ông đều thấy rạo rực như xem một trận đấu trong Super Bowl.

Trader

Ông Peter Tuchman, bên phải. Ảnh chụp năm 1998.

Nhà giao dịch Tuchman cho biết giờ đây khi công nghệ càng phát triển, con người càng tách rời khỏi thực tế. Nhưng yếu tố con người chính là thứ tạo nên sàn giao dịch. Ông giao dịch khi đóng cửa và đó là một trong những lý do ông ở sàn mỗi ngày. Công việc này không thể thực hiện ngoài sàn. Ông lấy thông tin, phân tích và truyền đạt đến khách hàng theo cách phù hợp để họ có lợi thế khi giao dịch trên thị trường.

Ngày trước, có những thời điểm hàng nghìn người giao dịch và tranh cãi trên sàn. Và khi có quan điểm trái chiều xung quanh một giao dịch, thống đốc sẽ tung đồng xu. Cho dù vấn đề đó liên quan đến 1 USD hay 1 triệu USD, các nhà giao dịch đều phải thực hiện theo giải pháp đó. Và Tuchman cũng giữ cho mình một đồng xu suốt 37 năm qua.

Trader

Ảnh chụp ông Peter Tuchman vào năm 2007, sau khi Phố Wall trải qua đợt sụt giảm lớn thứ hai trong năm.

Để tồn tại qua gần bốn thập kỷ, Peter Tuchman cho biết ông đã phải liên tục làm mới bản thân và phải luôn linh hoạt. Nhiều người làm việc cùng ông đến nay đã không còn ở NYSE nữa, một là đã nghỉ hưu, một phần nghỉ vì đã không thể làm mới chính mình.

Công việc của một nhà giao dịch trên sàn chứng khoán đã thay đổi rất nhiều qua từng năm. Chính tại nơi xây dựng NYSE vào năm 1650, người ta bán cổ phiếu dưới gốc cây. Đến năm 1903, toà nhà này xuất hiện. Và mọi người thừa nhận rằng mọi ngành đều cần đến công nghệ, nhưng vẫn còn rất nhiều người vẫn cần hiện diện và làm việc mỗi ngày.

Tuchman chia sẻ giai đoạn khó khăn nhất của ông là vào năm 2006. Ông đã trải qua 2 năm không kiếm được tiền. Thị trường bước vào thời kỳ khó khăn và việc tìm khách hàng đúng thực là một cuộc chiến đấu. Ông nói: “Thế nhưng tôi vẫn thức dậy vào mỗi buổi sáng. Tôi biết cơ hội sẽ không tìm đến nếu như tôi thấy tiếc cho bản thân và thu mình trên giường. Tôi nghĩ rằng một ngày nào đó, mọi thứ sẽ thay đổi, và thực tế là như vậy”.

Tiết lộ về chỉ số yêu thích nhất, Tuchman cho biết S&P 500 là chỉ số thú vị nhất. Đó là một giỏ gồm 500 cổ phiếu và chỉ số này thực sự theo dõi được chuyển động của thị trường, nền kinh tế và toàn cầu.

Trader

Ảnh chụp nhà giao dịch Peter Tuchman tại NYSE vào ngày thị trường Mỹ chứng kiến đợt sụt giảm lớn nhất kể từ năm 1987.

Lời khuyên của tôi dành cho các nhà giao dịch hàng ngày là đừng đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu kinh tế và thu nhập. Đừng giao dịch trên FOMO và sự cường điệu.

Ngoài là một nhà giao dịch lão làng trên sàn, Peter Tuchman còn từng điều hành một cửa hàng băng đĩa vào năm 1980. Nhạc Jazz là một phần quan trọng trong cuộc sống của ông. Ông cũng kinh doanh một công ty nước sốt cay vào thập niên 90. Ngoài ra, nghệ thuật cũng là niềm đam mê lớn của ông. Ông cũng thích truyền cảm hứng và cố vấn cho các nghệ sĩ trẻ.

“Tôi là đại sứ của thị trường chứng khoán về nhiều mặt. Đây là nhà tôi. Tôi ăn, uống, ngủ cùng thị trường chứng khoán”, ông nói.

Tham khảo BI

Anh Dũng

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên