Trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và quyết tâm chuyển mình của Bắc Kinh
Nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, Trung Quốc đã lắp đặt trang trại điện mặt trời khổng lồ tại một thị trấn khai thác than ngập nước ở tỉnh An Huy với công suất lên tới 40MW.
- 03-06-2017Nội bộ nước Mỹ tranh cãi nảy lửa về việc rút khỏi hiệp định Paris
- 02-06-2017Nhiều CEO ở thung lũng Silicon phản đối quyết định rút khỏi Hiệp định Paris của Tổng thống Trump
- 02-06-2017Tổng thống Trump rút khỏi hiệp định Paris, nước Mỹ lợi hay thiệt?
- 02-06-2017CNN: Tổng thống Trump rút khỏi hiệp định Paris có thể sẽ kích động chiến tranh thương mại
- 15-06-2011Người giàu nhất nước Nhật muốn xây hàng loạt nhà máy điện mặt trời
Nhà máy điện mặt trời mọc lên từ thị trấn mỏ
Hình ảnh Bắc Kinh chìm trong sương mù và hàng triệu người đeo mặt nạ để hít thở không khí trong lành là minh chứng không thể rõ ràng hơn cho sự ô nhiễm bởi tình trạng công nghiệp hóa quá mức. Giờ đây, Trung Quốc đang nỗ lực giảm thiểu phụ thuộc vào sản xuất công nghiệp và hướng tới các ngành dịch vụ cũng như khắc phục những hậu quả của ô nhiễm.
Tuần qua, truyền thông Trung Quốc hồ hởi đưa tin về những gì họ gọi là trang trại năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, được đặt ở một thị trấn mỏ ngập nước phía đông tỉnh An Huy. Với công suất 40MW, Trung Quốc đang cho thế giới thấy sự chuyển đổi từ sản xuất điện bằng than sang các loại điện gió và điện mặt trời.
Theo các nhà chức trách địa phương, bề mặt ngập nước sẽ làm tăng hiệu suất phát điện của trang trại. Đây cũng là minh chứng cho những kế hoạch phát triển năng lượng xanh của Trung Quốc. Trước đó, hồi đầu năm, Bắc Kinh tuyên bố sẽ chi 361 tỷ USD để mở rộng năng lượng tái tạo tới năm 2020. Đến năm 2022, Trung Quốc muốn có 320 GW điện năng lượng gió và mặt trời cùng 340 GW từ thủy điện. Đến năm 2030, Trung Quốc muốn có 1/5 nguồn điện được dùng có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo.
Thay đổi vị thế trên trường quốc tế
Không chỉ góp phần làm giảm ô nhiễm trong nước, năng lượng tái tạo còn góp phần đẩy cao vai trò của Trung Quốc như một cường quốc có trách nhiệm trên thế giới. Tuần trước, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã ca ngợi Bắc Kinh vì “là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới có chiến lược rõ ràng và dài hạn” về hành động chống biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, ông Guterres cảnh báo khoảng trống Mỹ để lại sẽ được Nga, Trung Quốc hay thậm chí là Iran lấp đầy. Ngoài ra, việc Mỹ quay lưng với Hiệp định Paris còn trao cho Trung Quốc vị thế dẫn đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Dường như Bắc Kinh cũng đang nỗ lực để giành lấy cơ hội này. Trong chiến lược Một vành đai, Một con đường, Bắc Kinh dự kiến chi 900 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển, trong đó có một số dự án hướng tới năng lượng tái tạo khi 6 trong số 10 nhà cũng cấp lớn nhất là của Trung Quốc, bao gồm 2 vị trí dẫn đầu.
Rõ ràng, Trung Quốc đang đặt cược vào năng lượng mặt trời với mức cược rất lớn. Bắc Kinh cũng đang chuyển từ vị thế của quốc gia gây ô nhiễm nhất sang nước hành động mạnh mẽ nhất nhằm chống biến đổi. Tuy nhiên, hậu quả là những mỏ than đang ngày càng thất sủng, kéo theo những thợ mỏ mất việc. Năng lượng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ giảm và ảnh hưởng tới một số nước.