Tránh xa loại người tự cao tự đại: Cổ nhân dạy hậu thế vứt bỏ 3 THÓI XẤU để trở nên xuất chúng, sống bình thường nhưng không tầm thường
Không sợ trắc trở nghìn trùng, chỉ sợ chúng ta đầu hàng. Hành động để cứu lấy đời mình còn thiết thực hơn việc chỉ biết ngồi đó trông đợi vào số trời.
- 04-03-2022Thế giới có thể sẽ không còn tuần làm việc 5 ngày: 'Zombie công sở' được cứu, gia tăng ngày nghỉ nhưng lương không bị cắt giảm
- 04-03-2022Steve Jobs: ‘Công nghệ không là gì cả, đây mới là những thứ một người thực sự cần để đạt được thành công lớn’
- 04-03-2022Chi phí 'khủng' để thuê vệ sĩ của các gia đình tỷ phú: Ông chủ Facebook chi hơn 23 triệu USD, cặp đôi quyền lực nhất showbiz Mỹ mua hẳn 2 ôtô chống bom theo tiêu chuẩn quân sự
Người xưa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Thường xuyên tiếp xúc với dạng người nào, bạn có thể sẽ trở thành dạng người đó. Điều này phản ánh sự ảnh hưởng lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người.
Nói đi cũng phải nói lại, sống trên đời, không ai thích giao du với kẻ có tâm tư bất chính, thế nhưng lại khó có khả năng phân biệt đâu là người tốt, đâu là kẻ xấu, bởi lẽ “xã hội rất đơn giản, chỉ có con người mới phức tạp”.
Trong mối quan hệ giữa người với người, cho dù có thân thiết đến mấy thì đôi bên cũng không thể nhìn thấu được tâm tư của nhau. Đồng thời, bạn bè đã quen biết nhiều năm cũng không nên lột trần cả trái tim để dành cho đối phương, cuối cùng những gì nhận lại là thiệt thòi và thất vọng.
Thật sự không thể phán đoán được phẩm hạnh của người khác sao? Cổ nhân dạy hậu thế cách nhìn người: “Người có 3 đặc điểm này đều rất khó thành công, không thể làm nên chuyện lớn”. Đặc biệt là người trẻ mới bước chân vào đời nên thấm nhuần lời dạy này.
1. Tự cao tự đại
Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy dỗ rằng bất kể làm chuyện gì cũng cố gắng giữ thái độ khiêm tốn, cho dù giỏi giang hơn người khác rất nhiều cũng không được kiêu căng hay tự mãn.
Khiêm tốn giúp con người không ngừng tiến bộ, tự kiêu chỉ khiến chúng ta trở nên lạc hậu. Khi một người xuất hiện mầm mống của sự tự kiêu thì nội tâm trong họ bắt đầu trở nên sáo rỗng. Từ đó, họ mất đi cái nhìn của thế cục hiện tại, không biết bản thân đang thụt lùi dần vì quá thỏa mãn với những gì đang có, đồng thời thói kiêu căng, tự cho mình giỏi rất dễ bị người khác ghét bỏ và xa lánh.
Trong “Thượng thư - Đại Vũ mô” của Khổng Tử có ghi: “Duy đức động thiên, vô viễn vật giới, mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích, thời nãi thiên đạo”. Ý nói: Chỉ có phẩm đức cao thượng mới có thể cảm động lòng trời, cho dù xa cách mấy cũng có thể với tới. Người tự mãn sẽ rước về tổn hại, người biết khiêm nhường sẽ nhận được lợi ích. Đây chính là đạo lý của tự nhiên.
Người có thực lực thật sự không bao giờ nói mình giỏi giang, càng không khoe khoang bản thân hơn người chỗ nào, mà họ luôn âm thầm nỗ lực để đạt được thành công vĩ đại hơn.
Người suốt ngày chỉ biết khoe mẽ mình rất “cừ”, nhưng thật ra chẳng làm nên tích sự gì. Càng khoe khoang thứ gì chứng tỏ bản thân càng thiếu đi thứ đó. Chúng ta không được kết bạn với loại người này, tốt nhất là nên tránh càng xa càng tốt.
2. Đầu óc tiêu cực
Xung quanh chúng ta thường có một kiểu người lúc nào cũng chứa đầy năng lượng tiêu cực, ngày nào cũng than trời trách đất, than oán đủ chuyện, thậm chí còn có tư tưởng cố tình gây sự chú ý để người khác đến an ủi bản thân.
Nói một cách khách quan thì cuộc sống và công việc của mỗi người đều không thể “thuận buồm xuôi gió” mãi mãi. Theo đó, đường đời vấp phải những chuyện không như ý cũng là điều bình thường và ngay cả hành vi thích kể lể với bạn bè về nỗi khổ của mình cũng không hề sai trái.
Tuy nhiên, đừng bao giờ trở thành người sử dụng lời than vãn làm câu cửa miệng, vì thói quen này hoàn toàn không có lợi mà chỉ có hại, không thể giải quyết vấn đề.
Thời gian và sức lực có hạn, không thể để cảm xúc tiêu cực bào mòn hoang phí. Nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy ghi nhớ câu: Một tiếng thở dài nghèo ba năm, một lời oán hận hủy một đời.
3. Chấp nhận “giậm chân tại chỗ”, không có chí tiến thủ
Nhiều người sinh ra đã ở vạch đích, nhưng cũng không ít người phải chịu cảnh nghèo khổ từ nhỏ. Chúng ta không thể quyết định được xuất thân, nhưng có thể lựa chọn cách đối diện với cuộc đời, nắm giữ vận mệnh trong lòng bàn tay.
Nhiều người ngưỡng mộ bạn bè có bố mẹ giàu có, không cần phải nỗ lực để bươn chải qua ngày, để rồi cảm thấy bản thân kém may mắn, cuối cùng quy tất cả chuyện không suôn sẻ thành ý trời.
Cả ngày chỉ hoang tưởng một đêm phát tài, chứ không thèm nghiêm túc làm việc, gặp phải chuyện gì phiền phức cũng tức giận vô cớ rồi than thân trách phận rằng ông trời đối xử không tốt với mình.
Trong “Dịch Kinh” có nói: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”. Câu này có nghĩa là: Trời đất luôn vận hành không ngừng nghỉ, người quân tử cũng theo trời mà mạnh mẽ mỗi ngày”.
Cho dù gặp phải chuyện khó khăn đến mức nào, chỉ cần giữ vững tâm thái mạnh mẽ, không từ bỏ để tiếp tục nỗ lực thì không gì không thể khắc phục được.
Không sợ trắc trở nghìn trùng, chỉ sợ chúng ta đầu hàng. Hành động để cứu lấy đời mình còn thiết thực hơn việc chỉ biết ngồi đó trông đợi vào số trời.
Mặc dù lời của cổ nhân chưa chắc đúng hoàn toàn, nhưng cũng không phải không có đạo lý. Hãy vứt bỏ 3 thói xấu trên để thay đổi bản thân, không ngừng hoàn thiện chính mình. Chỉ có như vậy, chúng ta mới sở hữu thành công mỹ mãn, cuộc đời hạnh phúc.
(Nguồn: Sohu )
Pháp luật và Bạn đọc