MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trên 61 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2021 chưa phân bổ

Trên 61 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2021 chưa phân bổ

Hết tháng 4/2021, vốn đầu tư công chưa được phân bổ lên tới 61.611,42 tỷ đồng, gây lãng phí rất lớn...

Theo Báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính, đến hết tháng 4/2021, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 còn lại chưa được các bộ, ngành, địa phương triển khai phân bổ là 61.611,42 tỷ đồng.

Con số này chiếm 13,36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và nằm ở 27 bộ và 40 địa phương. Trong đó, vốn đầu tư công có nguồn trong nước, chưa bao gồm vốn chương trình mục tiêu quốc gia còn gần 55.277 tỷ đồng và vốn ngoài nước là 6.334 tỷ đồng.

Báo cáo còn chỉ ra, các đơn vị có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư công năm 2021 từ nguồn vốn ngân sách trung ương thấp là Bộ Thông tin và Truyền thông mới phân bổ được 5,23%, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới phân bổ được 12%, Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam phân bổ được 14,7%, tỉnh Phú Thọ phân bổ được 15,65%, tỉnh Bắc Ninh phân bổ được 46,94%...

Các đơn vị có tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư công năm 2021 từ nguồn vốn ngân sách trung ương thấp là Bộ Thông tin và Truyền thông mới phân bổ được 5,23%, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới phân bổ được 12%, Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam phân bổ được 14,7%, tỉnh Phú Thọ phân bổ được 15,65%...

Nguyên nhân của việc phân bổ chậm vốn đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách trung ương chậm được cho là do các bộ, ngành, địa phương mới được giao kế hoạch vốn đợt 1. Số vốn còn lại chưa phân bổ là do các dự án khởi công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025, các dự án quá thời gian thực hiện với quy định và đang trình Thủ tướng Chính phủ xử lý, các dự án, nhiệm vụ quy hoạch chưa đủ thủ tục và các dự án ODA chưa ký hiệp định hoặc đang điều chỉnh hiệp định…

Bên cạnh đó, do quy định chỉ sau khi Quốc hội quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thì mới được phân bổ kế hoạch vốn năm 2021 cho các dự án khởi công mới và nhiệm vụ hoàn thiện thủ tục đầu tư sau ngày 31/12/2020.

Quy định này ban hành khi nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, dự án này rồi nên việc điều chỉnh lại phương án phân bổ làm chậm quá trình phân bổ.

Với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, nhiều bộ, địa phương chưa bố trí đủ, kịp thời vốn đối ứng theo cam kết, ảnh hưởng lớn đến thực hiện và giải ngân.

Nhiều dự án ODA vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) được giao kế hoạch vốn nhưng chưa hoàn thành thủ tục gia hạn Hiệp định vay…

Báo cáo nêu ra một số địa phương thực hiện triển khai phân bổ kế hoạch vốn chậm gồm Hà Nam, Cà Mau, Ninh Bình, Gia Lai và Tây Ninh. Đặc biệt, một số địa phương không phân bổ vốn theo ngành, lĩnh vực như Ninh Thuận, Bắc Ninh, Phú Thọ, Bà Rịa -Vũng Tàu, Thái Nguyên…

Đối với nguồn vốn nước ngoài, 4 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1,05%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Một số dự án ODA không đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phát, cho vay lại đã được duyệt và có dự án chưa được phân bổ vốn cho vay lại từ nguồn ngân sách địa phương…

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân giải ngân vốn vay nước ngoài chậm là do nhiều dự án đang ở giai đoạn mời thầu, đấu thầu, đấu thầu lại, phê duyệt hợp đồng, trình phê duyệt quy hoạch… nên tổng trị giá khối lượng hoàn thành được Kho bạc Nhà nước xác nhận chỉ đạt 1,7% dự toán.

Một số dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng phải chờ các xác nhận, đối chiếu khối lượng nên chưa thể chốt số liệu để kiểm soát chi và đề xuất giải ngân.

Nguyên nhân giải ngân vốn vay nước ngoài chậm là do nhiều dự án đang ở giai đoạn mời thầu, đấu thầu, đấu thầu lại, phê duyệt hợp đồng, trình phê duyệt quy hoạch… nên tổng trị giá khối lượng hoàn thành được Kho bạc Nhà nước xác nhận chỉ đạt 1,7% dự toán.

Bên cạnh đó, do quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài thường phức tạp và kéo dài dẫn đến việc một số dự án đã được bố trí vốn nhưng không thể rút vốn do chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh.

Cùng đó, việc chậm trễ trong công tác đấu thầu, ký hợp đồng, giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu do khác biệt giữa mẫu Hợp đồng do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn phát hành với quy định trong nước cũng là một nguyên nhân gây chậm phân bổ.

Ngoài ra, do tác động của đại dịch Covid-19 làm cho một số dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài bị chậm trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị và việc đi lại của các chuyên gia, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát nước ngoài bị chậm…

Các chuyên gia cho rằng, cuối năm 2020, Bộ Tài chính từng đặt mục tiêu sẽ giải ngân 100% vốn đầu tư công của năm 2021 nhưng với tốc độ phân bổ vốn chậm như hiện nay, rất khó thành hiện thực.

Theo Lâm Phong

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên