MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triển khai nhiều dự án điện, khí trọng điểm: Vì sao chậm tiến độ?

Nhu cầu về điện ngày càng tăng, nguy cơ thiếu điện hiện hữu trong những năm tới. Tuy nhiên, nhiều dự án nhà máy điện khí chậm tiến độ dù đã được đưa vào quy hoạch phát triển nguồn điện. Nếu không tháo gỡ khó khăn, nguy cơ thiếu nguồn điện trong khi dự án nhà máy điện khí không được thực hiện sẽ gây lãng phí.

Chậm tiến độ, nguy cơ lãng phí

Trong báo cáo giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gửi Quốc hội, Bộ Tài chính “nêu tên” 1.000 công trình chậm tiến độ nhiều năm, tiềm ẩn nguy cơ lãng phí.

Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị xử lý 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ. Tiêu biểu như dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4, chuỗi dự án khí - điện Lô B, chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh…

Triển khai nhiều dự án điện, khí trọng điểm: Vì sao chậm tiến độ? - Ảnh 1.

Công trường dự án nhà máy điện khí Nhiệt điện 3&4 đang bị “bêu tên” vì chậm tiến độ. Ảnh: Q.Nga

Trên công trường dự án Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 hàng nghìn công nhân hối hả làm việc để kịp tiến độ.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Lê Bá Quý - Trưởng ban Quản lý Dự án điện Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 cho biết, đến nay, tiến độ tổng thể của hợp đồng thiết kế, mua sắm và xây dựng (gọi tắt hợp đồng EPC) đạt trên 65%. Trong đó, thiết kế kỹ thuật, thiết kế chi tiết ước đạt 95,9%, mua sắm, chế tạo ước đạt 85,6%. Các chi tiết quan trọng như Tuabin khí, Máy phát, Tua bin hơi, Máy biến áp, kết cấu thép cho các nhà tuabin, gia công chế tạo Lò thu hồi nhiệt… đã về công trường, phục vụ cho lắp đặt.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3&4 là dự án điện khí đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoá lỏng nhập khẩu (LNG) tại Việt Nam. Đây cũng là dự án điện khí đầu tiên phải vay vốn nước ngoài mà không có sự bảo lãnh của Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều vướng mắc khiến dự án rơi vào danh sách những công trình chậm tiến độ. Cụ thể, dự án vướng mắc trong hợp đồng mua bán điện (PPA) giữa Công ty Mua bán điện - Tập đoàn Điện lực Việt Nam và chủ đầu tư là Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power).

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 (Quy hoạch điện 8) nêu rõ, cơ cấu nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng đến năm 2030 sẽ đạt hơn 37.000 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện. Đây cũng là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện (trong đó, nhiệt điện khí hóa lỏng lên tới gần 24.000MW, chiếm khoảng 15%).

Ông Nguyễn Duy Giang, Phó Tổng giám đốc PV Power cho biết, hợp đồng PPA cùng với cam kết mua điện dài hạn và xác định khung giá điện là yếu tố quan trọng để dự án Nhơn Trạch 3&4 có thể triển khai thuận lợi, hiệu quả.

Việc sớm chốt hợp đồng PPA này còn giúp PV Power có thể sớm ký hợp đồng mua bán khí gắn với khối lượng LNG mua hằng năm, thời hạn xác nhận, kế hoạch giao nhận khí ổn định với giá khí hợp lý nhất.

Trong khi đó, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 (Quy hoạch điện 8) nêu rõ, cơ cấu nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng đến năm 2030 sẽ đạt hơn 37.000 MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện. Đây cũng là loại hình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện (trong đó, nhiệt điện khí hóa lỏng lên tới gần 24.000MW, chiếm khoảng 15%).

Kiến nghị gỡ “điểm nghẽn”

Một trong những điểm nghẽn của dự án điện khí, chuỗi dự án khí - điện chậm tiến độ là do chưa có khung giá khí LNG. Trong dự án điện khí, khí LNG là một trong những đầu vào quan trọng nhất, có tác động đến chi phí sản xuất giá điện. Tuy nhiên, hiện nay, cơ quan chức năng chưa ban hành cơ chế giá khí LNG.

Đánh giá về thực tế này, PGS.TS Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, cơ chế giá LNG là “điểm nghẽn” trong việc phát triển điện khí tại Việt Nam.

Theo ông Long, việc sử dụng nhiên liệu LNG ở Việt Nam vẫn đang gặp những vướng mắc nhất định, đặc biệt là về cơ chế giá. Giá nhiên liệu LNG đầu vào chiếm tới 70-80% giá thành điện bán ra nên nếu sử dụng nhiên liệu giá cao thì dự án khó có thể tham gia thị trường điện, do đó cần có cơ chế giá phù hợp cho thị trường LNG Việt Nam trong sản xuất điện.

Triển khai nhiều dự án điện, khí trọng điểm: Vì sao chậm tiến độ? - Ảnh 2.

Đưa tuabin khí vào nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3

“Việc phát triển cung và cầu, giá cả về khí LNG như thế nào rất quan trọng. Hiện nay, thị trường năng lượng nói chung đang gặp vướng mắc lớn nhất về giá. Đây là “điểm nghẽn” khi đầu vào theo giá thị trường, đầu ra theo giá điều tiết của Nhà nước.

Vì vậy, cơ quan chức năng nên cần nghiên cứu thành lập trung tâm đầu mối chuyên nhập khẩu LNG cung cấp cho các nhà máy điện. Đầu mối này phải được quản lý và giám sát của Nhà nước để bảo đảm tính công khai, minh bạch, chặt chẽ thị trường LNG trong nước”, ông Long kiến nghị.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, Việt Nam sẽ được lựa chọn là điểm trung chuyển khí của khu vực Đông Nam Á. Việc tính toán và quy hoạch về phát triển điện khí cần phải đặt trong bối cảnh chung của thế giới và khu vực.

Ông Ánh khuyến nghị, Việt Nam có thể lựa chọn lĩnh vực nhập khẩu khí giúp làm giảm thâm hụt cán cân thương mại tự do. Cùng với đó, cần tạo cho thị trường điện khí phải vận hành theo cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển lành mạnh.

Theo Ngọc Linh

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên