Triển vọng của nền kinh tế toàn cầu sẽ ra sao khi bị chia rẽ bởi bất ổn ở châu Âu, một nước Mỹ với chủ nghĩa dân tộc và sự bành trướng của Trung Quốc?
Trong vài tuần qua, nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự bất ổn đáng lo ngại. Dù suy thoái có sắp xảy ra hay không, thì chắc chắn rằng tâm lý trên toàn cầu cũng đang dần đổ vỡ.
- 04-09-2019Một loạt các chỉ báo kinh tế Mỹ rơi vào "vòng nguy hiểm": Suy thoái sẽ không còn xa!
- 28-08-2019Ngoài chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, yếu tố nào khác sẽ thổi bùng "ngọn lửa" suy thoái toàn cầu tiếp theo?
- 23-08-2019Đâu sẽ là những ngành công nghiệp phát triển hơn bao giờ hết khi suy thoái thực sự xảy đến?
*Bài viết thể hiện quan điểm của Adam Tooze. Ông là một giáo sư ngành lịch sử tại Đại học Columbia và tác giả của cuốn sách "Crashed: How a Decade of Financial Crises Changed the World".
Điều gì đã khiến các nhà đầu tư hoang mang? Có thể kể đến những yếu tố về dài hạn, như xu hướng nhân khẩu học và sự thay đổi của công nghệ đang chậm lại. Tuy nhiên, điều cuối cùng xuất hiện trên thị trường đó là xu thế toàn cầu hoá không còn được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa chính sách kinh tế có lợi cho nhà đầu tư và sự hoà hợp trong vấn đề chính trị vốn đã được duy trì bấy lâu nay.
Trong chính quyền ông Trump, chính sách kinh tế mang xu hướng chủ nghĩa dân tộc đã đạt đến một tầm cao mới. Nhà Trắng đã đưa ra phản ứng với "làn sóng" suy thoái bằng các "cướp sân" Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và đe doạ áp thêm thuế quan với Trung Quốc. Chính sách kinh tế của chính quyền ông Trump không phù hợp với quan điểm của Bill Dudley, cựu chủ tịch Fed New York.
Ông Trump nói rằng ngân hàng trung ương Mỹ là mối đe doạ với Mỹ và nền kinh tế thế giới. Còn ông Dudley lập luận rằng Chủ tịch Fed Jerome Powell nên phủ nhận những tác động của chủ nghĩa bảo hộ mà ông Trump thúc đẩy thông qua việc hạ lãi suất. Nếu ngài Tổng thống là nguyên cớ gây nên sự suy thoái, thì hẳn sẽ là như vậy. Ít nhất thì Fed sẽ không giúp "mở cửa" cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.
Công bằng mà nói, Fed đã phớt lờ lời đề xuất của ông Dudley. Tuy nhiên, ông cũng chỉ đơn thuần nói về những tác động tiêu cực đã hiện rõ. Chính quyền ông Trump và đảng Cộng hoà đe doạ các thể chế hoạch định chính sách kinh tế ở Mỹ. Trong lịch sử, điều đó đã được thực hiện bởi những chính phủ cấp tiến ở châu Âu và Mỹ Latinh - những người đã đưa ra một đường lối cứng rắn từ các ngân hàng trung ương bảo thủ. Thật đáng kinh ngạc khi khả năng này hiện đang được đưa vào trung tâm của chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Nền kinh tế thế giới cần sự lãnh đạo từ châu Âu: không có nhân tố nào hứng chịu tổn thất từ sự sụp đổ của chủ nghĩa đa phương như nền kinh tế thế giới. Khu vực đồng euro đang đứng bên bờ suy thoái - một chính sách Brexit cứng rắn sẽ làm cho mọi chuyện tồi tệ hơn - nhưng sự suy giảm mạnh ở Đức cũng đồng nghĩa rằng lần đầu tiên lợi ích của 2 vùng Bắc và Nam có sự tương xứng với nhau. Khu vực đồng euro cần được đầu tư nhiều hơn nhưng nội tại trong nó vẫn còn sự rối loạn chức năng chính trị sâu sắc cần phải được giải quyết.
Ngay cả ngày nay, khi thị trường trái phiếu sẽ tạo điều kiện cho chính phủ Đức đi vay, thì vẫn không rõ rằng liệu chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Merkel có thể đồng ý thực hiện một chương trình tài khoá mở rộng hay không. Họ sẽ cần đến Quốc hội để tuyên bố về một cuộc khủng hoảng kinh tế nhằm thoát khỏi sự khắt khe của chính sách tài khoá.
Thực tế là thế giới vẫn chưa rơi vào suy thoái, phần lớn là nhờ Trung Quốc. Thực ra, đây không phải quan điểm thừa nhận sức mạnh siêu phàm hoặc sự thống nhất trong bộ máy điều hành của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng không mấy thoải mái giữa bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm chạp và bùng nổ tín dụng đầy rủi ro. Khu vực ngân hàng ngầm của Trung Quốc là một mối lo ngại, khi chính phủ nước này bị "ám ảnh" bởi sự tăng trưởng. Các doanh nghiệp của Trung Quốc gồng gánh những khoản nợ USD rẻ, hiện đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ việc đồng USD mạnh lên.
Dẫu vậy, trong việc xử lý những vấn đề trong và ngoài nước, không như Mỹ, Trung Quốc ít nhất cũng có một sách lược. Họ không chỉ đồng bộ hoá chính sách tài khoá và tiền tệ mà còn sử dụng những quy định của ngân hàng và kiểm soát dòng ngoại hối để ngăn chặn rủi ro dòng vốn ồ ạt chảy ra ngoài. Từng bị chỉ trích vì ngăn chặn áp lực đối với giá trị của đồng NDT, Washington hiện đang dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ sử dụng mọi đòn bẩy để ngăn đồng NDT khỏi bị phá giá. Thậm chí gác lại những mâu thuẫn từ chính quyền Trump, một số ý kiến phương Tây muốn nhìn thấy Trung Quốc tự do hoá cán cân thanh toán và mạo kiểm với tình trạng dòng vốn đổ ra ngoài như năm 2015 và 2016.
Thắt chặt việc kiểm soát kinh tế là động thái ngược lại với điều các học giả phương Tây từng tưởng tượng về sự hội nhập của Trung Quốc với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, đó lại là một biện pháp tốt phục vụ cho Bắc Kinh và phần còn lại của thế giới khi ngăn chặn sự suy thoái. Dù phương Tây vẫn chỉ nói suông về "sự cải cách thị trường", nhưng vẫn phụ thuộc vào việc duy trì sự kìm kẹp của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ở đây vẫn có một câu hỏi không thể tránh được: Hậu quả chính trị khi việc phụ thuộc vào sự kiểm soát nền kinh tế trong nước của Bắc Kinh ngày càng lớn là gì?
Câu hỏi có thể sẽ bị né tránh khi nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ hội tụ với phương Tây. Giờ đây, 2 đảng của Quốc hội Mỹ đã đặt điều này theo các khía cạnh địa chính trị. Đảng Dân chủ đã thảo luận quanh việc xem xét tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc là mối đe doạ đối với an ninh Mỹ. Những sự việc xảy ra ở Tân Cương làm dấy lên nỗi lo ngại về nhân quyền, biểu tình ở Hồng Kông cũng mang đến nhiều rủi ro, hãng hàng không Cathay Pacific phải gánh chịu áp lực cả từ phía Bắc Kinh lẫn Hồng Kông.
Triển vọng về một nền kinh tế thế giới bị chia rẽ giữa một châu Âu ngày càng nhiều bất ổn, một nước Mỹ theo chủ nghĩa dân tộc và sự bành trướng của Trung Quốc là một bối cảnh không mấy sáng sủa.