Triển vọng giá dầu: Nhà đầu tư kỳ vọng nhiều vào lượng tiêu thụ ở Trung Quốc
Tốc độ tăng trưởng các nhà máy mạnh nhất trong 3 tháng, điều này khiến thị trường trên toàn thế giới kỳ vọng nhiều hơn về nhu cầu dầu sẽ tăng mạnh.
- 01-07-2017“Bầm dập” bởi giá dầu giảm, các công ty Mỹ giảm hoạt động khai thác?
- 30-06-2017Giá dầu diễn biến trái chiều
- 29-06-2017Giá dầu thô quay đầu tăng
Giá dầu thô tiếp tục tăng trong phiên thứ 7 liên tiếp vào hôm thứ 6, đánh dấu đợt tăng dài nhất kể từ tháng 4 do các nhà đầu tư lạc quan về tín hiệu sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ giảm.
Mối lo thừa sản lượng đã đẩy giá dầu Brent xuống 16% kể từ đầu năm tới nay mặc dù OPEC và một số quốc gia khác nghiêm túc thực hiện cắt giảm sản lượng.
Hôm thứ Sáu, công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết lần đầu tiên kể từ tháng 1/2017, số lượng giàn khoan Mỹ giảm 2 giàn xuống còn tổng cộng 756 giàn.
Bản báo cáo được đưa ra trong bối cảnh dữ liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy tổng sản lượng khai thác dầu thô đã giảm 100.000 thùng/ngày, xuống gần 9,3 triệu thùng/ngày. Đây đồng thời là đợt giảm sản lượng mạnh nhất kể từ tháng 7/2016.
Giá dầu thô Mỹ kỳ hạn hôm thứ Sáu tăng 1,11 USD, tương đương 2,5% lên 46,04 USD/thùng. Đầu phiên giao dịch, giá dầu đạt mức cao nhất kể từ hôm 14/6 là 46,35 USD/thùng.
Giá dầu Brent cũng tăng thêm 48 cent lên mức 47,9 USD/thùng. Giá dầu Brent giao trong tháng 9 cũng tăng 1,14 USD, tương đương 2,4% đạt 48,77 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent và dầu thô Mỹ tăng lần lượt 7% và 5%.
Thị trường dầu thô bắt đầu đi xuống từ tháng trước do các nhà đầu tư quan ngại trước tình hình sản lượng dầu đá phiến Mỹ liên tục tăng, phá vỡ nỗ lực của các quốc gia xuất khẩu dầu khí khác, dẫn đầu là OPEC trong việc giảm dầu thừa trên thị trường.
Hôm thứ 6, dữ liệu chính phủ Trung Quốc cho thấy tốc độ tăng trưởng các nhà máy mạnh nhất trong 3 tháng, điều này khiến thị trường trên toàn thế giới kỳ vọng nhiều hơn về nhu cầu dầu sẽ tăng mạnh.
Giá dầu thô chạm đáy trong vòng 10 tháng vào tuần trước khiến các nhà đầu tư lo ngại tình trạng thừa dầu trên toàn thế giới.
Trong khi đó, thị trường dầu thô Biển Bắc cuối cùng cũng chứng kiến dấu hiệu giảm trữ lượng dầu. Hôm thứ Năm, số lượng dầu thô tích trữ trên tàu chỉ còn 6 triệu thùng, giảm từ mức cao nhất trong vòng 4 tháng là 9 triệu thùng từ tuần trước.
Tuy nhiên, thông tin sản lượng của Libya- một trong hai nước thành viên OPEC được miễn cắt giảm sản lượng, đã gần chạm mức 1 triệu thùng/ngày khiến thị trường thất vọng.
Đồng USD giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 trong đầu phiên hôm thứ Sáu, kích thích các nhà đầu tư mua các hàng hóa chủ yếu được giao dịch bằng đồng tiền này như dầu thô, vàng.
Trong tuần này, thị trường tiếp tục theo dõi dữ liệu dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu của Mỹ được công bố vào hôm thứ Ba và thứ Tư. Kèm theo đó các nhà đầu tư chú ý đến những phát biểu của các nhà sản xuất dầu trên thế giới để đánh giá mức độ tuân thủ thỏa thuận kết cắt giảm.
Một số sự kiện trong tuần tới được dự đoán sẽ ảnh hưởng tới giá dầu
Thứ Ba (4/7)
Thị trường Mỹ đóng cửa trong ngày Lễ Độc Lập.
Thứ Tư (5/7)
Viện Dầu khí Mỹ công bố báo cáo trữ lượng dầu thô.
Thứ Năm (6/7)
Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ công bố dữ liệu tuần về trữ lượng xăng.
Thứ Sáu (7/7)
Baker Hughes công bố dữ liệu hàng tuần về số lượng giàn khoan Mỹ.
Người đồng hành