Triết lý ‘ngược đời’ giúp cô gái tiết kiệm 100.000 USD trong 3 năm: Quyết không mua áo 150 USD nhưng uống cà phê hết 100 USD/tháng
Michela Allocca chia sẻ: "Nếu định chi 150 USD cho một chiếc áo Zara, tôi sẽ nhớ ngay đến kế hoạch tiết kiệm của mình và quyết định không mua".
- 03-02-2021Bí quyết dọn dẹp nhà cửa siêu sạch, lại tiết kiệm thời gian và tiền bạc có thể học được từ thế hệ đi trước
- 31-01-2021Trò chuyện với các triệu phú nghỉ hưu sớm, tôi phát hiện họ đều có 7 thói quen đơn giản: Du lịch và tiết kiệm là 2 trong số đó
- 31-01-20217 bí quyết chi tiêu thực phẩm Tết tiết kiệm, dù nhà có 12 người cũng ăn Tết không quá 5 triệu đồng của mẹ đảm ở Hà Nội
Một nghiên cứu về tài chính năm 2021 của Fidelity Investments cho thấy tiết kiệm tiền nhiều hơn đang là giải pháp tài chính số 1 của người Mỹ trong năm 2021. Ngoài ra, đây cũng là xu hướng ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến các nền kinh tế như hiện nay.
Nếu chưa có phương án tiết kiệm như mong muốn trong năm nay thì hiện tại chính là thời điểm tốt để đánh giá chiến lược của bạn. Theo Fidelity, việc có mục tiêu rõ ràng và cụ thể, dễ duy trì lâu dài sẽ giúp mọi người đạt được mục tiêu tài chính thuận lợi hơn.
Và đó chính là cách mà Michela Allocca, một nhân viên phân tích tài chính và blogger đến từ Boston có thể tiết kiệm được 100.000 USD chỉ trong 3 năm trong khi thu nhập của cô ở mức dưới 6 con số.
Allocca chia sẻ: "Khi thực hiện mọi thứ một cách nhất quán và có kỷ luật, bạn sẽ đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn hơn mình nghĩ. Nếu bạn hỏi lúc tôi mới tốt nghiệp đại học rằng tôi có thể dành dụm được 100.000 USD trong 3 năm không, tôi sẽ nói rằng đó là một điều điên rồ".
Tuy nhiên, Allocca đã thay đổi và bắt đầu thực hiện kế hoạch tiết kiệm. Kết quả là cô đã đạt mục tiêu lớn đó vào tháng 8/2020, 1 tháng sau sinh nhật lần thứ 25 của mình.
Dưới đây là những điều cô gái trẻ này đã thực hiện:
1. Đưa ra mục tiêu cụ thể để duy trì động lực
Để bắt đầu hành trình tiết kiệm, Allocca đã đưa ra các mục tiêu tài chính cụ thể. Cô dành 50% thu nhập hàng tháng cho chi phí sinh hoạt và 20% cho các nhu cầu khác. 30% còn lại cô tiết kiệm. Để duy trì động lực, Allocca vạch ra các mục tiêu dài hạn, bao gồm cả việc tiết kiệm để mua một căn hộ.
Cô dùng một bảng tính để lên kế hoạch chi tiêu và lập ngân sách cho mọi thứ, từ đồ thiết yếu cho đến việc di chuyển. Cô thậm chí còn tìm cách lên kế hoạch cho các khoản chi không thường xuyên như mua một món quà cho ai đó.
Ngoài việc lập kế hoạch trước, Allocca còn xem xét chi tiêu vào cuối mỗi tháng. Khi phát hiện ra một khoản chi không cần thiết, cô sẽ tìm cách giảm thiểu.
Việc sử dụng công cụ hỗ trợ trực quan như bảng tính đã giúp Allocca tránh được những hành động mua sắm bốc đồng. "Nếu định chi 150 USD cho một chiếc áo Zara, tôi sẽ nhớ ngay đến bảng tính đã lập. Nó sẽ ảnh hưởng đến số tiền mục tiêu của tôi. Vậy nên tôi quyết định không mua", cô nói.
Đặt mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn tiết kiệm dễ dàng hơn.
Allocca đã suy tính rất nhiều về chiến lược tiết kiệm của mình. Cô lấy 30% thu nhập phân bổ vào tài khoản tiết kiệm, tài khoản hưu trí 401k và đầu tư. Ngoài các phương tiện trên, cô còn lập một quỹ tiết kiệm khẩn cấp đủ để trang trải sinh hoạt phí trong 6 tháng và tiết kiệm thêm một khoản khác để mua căn hộ.
Allocca nói: "Thực hiện những điều cơ bản một cách nhất quán và có chủ đích là điều sẽ tạo ra sự khác biệt và giúp bạn tiết kiệm lên tới 6 con số. Tôi chỉ tuân theo kế hoạch đã đặt ra mỗi tháng và đã đạt được mục tiêu trên. Thành công về tài chính không phải là chuyện một sớm một chiều. Nó chắc chắn sẽ khiến bạn đôi khi cảm thấy chán nản. Nhưng theo tôi, khi cảm thấy như vậy, bạn đang đi đúng hướng rồi".
Để chia sẻ hành trình của mình, Allocca quyết định lập một blog tài chính cá nhân mang tên "Break Your Budget". Hiện tài khoản Instagram và TikTok của cô có tổng cộng 72.000 người theo dõi.
2. Ưu tiên sở thích cá nhân
Hiểu được những ưu tiên cá nhân cũng giúp Allocca thành công trong quá trình tiết kiệm. Cô không tước đoạt đi niềm vui của bản thân chỉ vì đang tiết kiệm cho mục tiêu lớn.
Cà phê do quán pha chế là đồ uống yêu thích của Allocca.
Cô vẫn chi tiền cho thứ quan trọng với mình. Cô chia sẻ: "Tôi thường chi khoảng 100 USD/tháng cho cà phê. Đối với tôi, cà phê rất quan trọng vì nó giúp tôi cảm thấy tốt hơn. Tôi cố gắng chi tiền vào những điều có thể khiến tôi vui vẻ và hạn chế chi tiêu vào thứ khác không cần thiết hơn để bù lại. Chỉ khi hạnh phúc, bạn mới có năng lượng để làm mọi việc".
Nguồn: CNBC
Doanh nghiệp & Tiếp thị