Trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết: Người dân cần nhớ điều này để phòng ngừa Covid-19
Các chuyên gia dịch tễ dự báo, việc phòng chống dịch khó khăn hơn do người dân trở lại các thành phố làm việc. Vì thế, người dân vẫn cần thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch.
- 16-02-2021Từ chảy máu thực quản đến xơ gan, suy gan: Bùng vỡ đủ các bệnh cấp cứu nặng sau Tết khiến bác sĩ cũng... "hãi"
- 16-02-2021Kết cục thê thảm của cậu bé được mệnh danh là Tiểu Jack Ma: Bị "đuổi" về quê khi hết "hot", đến phép toán cơ bản cũng làm sai
- 16-02-2021Mẹo xử lý cành đào cồng kềnh sau Tết cực gọn gàng: Đơn giản ai cũng có thể làm được!
Theo ông Hoàng Đức Hạnh – Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội người dân sau kỳ nghỉ Tết có thể trở lại thành phố làm việc. Tuy nhiên, người dân đến từ các tỉnh, các địa phương cần thực hiện các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, những người chỉ về quê ăn Tết, quê không phải là vùng dịch, không tiếp xúc với các trường hợp liên quan đến các ca bệnh thì chỉ cần khai báo y tế qua mạng, qua phần mềm Bluezone. Ngoài ra, những trường hợp này nếu cẩn thận hơn thì có thể đến trạm y tế phường, xã để khai báo y tế.
Thứ hai, những người đã về vùng có dịch, nơi có các ca mắc Covid-19 thì phải chấp hành nghiêm việc khai báo y tế cho địa phương, nơi sinh sống tại Hà Nội, cụ thể là Trạm y tế phường, xã.
Đặc biệt, đối với những trường hợp trở về từ Cẩm Giàng (Hải Dương) từ ngày 15/1, theo yêu cầu của Bộ Y tế phải khai báo, lấy mẫu xét nghiệm.
PGS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp của trung tâm Đáp ứng các sự kiện y tế khẩn cấp, Bộ y tế, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết với tình hình dịch hiện tại thì người dân không được chủ quan.
Ảnh minh hoạ.
Dù bạn có đi từ vùng có dịch hay không, đi bất cứ đâu thì nên tạo thói quen ghi nhớ lại lịch trình di chuyển. Ví dụ số ghế, số đăng ký phương tiện công cộng (xe khách, tàu hỏa, tàu thủy…), số chuyến bay (máy bay).
Bởi bất kể khi nào bạn đi trong dịp Tết cũng có thể trở thành điểm dịch. PGS Phu cho rằng với cách thực hiện ghi chép này sẽ phục vụ công tác phòng, chống dịch tốt hơn, thực hiện khai báo y tế đúng hơn.
Khi đi tử các tỉnh về thành phố và có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất.
Thực hiện nghiêm 5K
Đánh giá về việc dịch lây lan, PGS Phu cho rằng ở Hải Dương đang đối diện với chủng mới của virus từ Anh Quốc, nguy cơ lây nhiễm rất cao vì vậy bất cứ ai vẫn cần thực hiện nghiêm túc khẩu hiệu 5K của Bộ y tế.
Nhìn nhận qua các vụ dịch, PGS Phu cho biết người dân còn rất chủ quan. Ông đã chứng kiến trải qua các làn sóng dịch từ tháng 3,4 năm ngoái đến Đà Nẵng và giờ là Hải Dương cứ hết ca bệnh mới là người dân lại chủ quan không đeo khẩu trang, không khử khuẩn và họ nghĩ hết dịch trở lại cuộc sống bình thường như trước.
PGS Trần Đắc Phu.
PGS Phu nhấn mạnh các khuyến cáo của ngành y tế là trở lại cuộc sống trong trạng thái bình thường mới là sống chung với dịch bất cứ khi nào cũng có nguy cơ lây nhiễm bệnh nên cần thực hiện nghiêm túc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia truyền nhiễm cũng cho rằng nguy cơ về dịch bệnh bùng phát vẫn mức cao, đặc biệt sau Tết khi người dân từ các tỉnh thành khác trở lại các thành phố lớn sinh sống làm việc, cần đặc biệt chủ ý công tác phòng chống dịch bệnh tại nơi có môi trường phức tạp là các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, công sở có mật độ người làm việc cao.
Theo BS Khanh mọi người cần thực hiện nghiêm khai báo y tế, ghi nhớ các điểm đến, phương tiện đi lại vì bất cứ khi nào bạn cũng có thể nằm trong chuỗi F.
Khi các quán xá, nhà hàng cấm mở cửa, điều bác sĩ Khanh lo ngại đó là các cơ quan, công sở lại tập trung ngồi cạnh nhau tụ tập, ngồi gần, ăn uống với nhau.
Điều này nguy hiểm vì bác sĩ Khanh lý giải trong số những người đó mỗi người đến từ một địa phương khác nhau khó mà đảm bảo an toàn nên tốt nhất không ngồi gần, nên giữa khoảng cách an toàn tuyệt đối. Không lê la buôn chuyện, ăn uống cùng nhau bởi vì bất cứ ai cũng có thể trở thành người mang virus mà không biết.
Doanh nghiệp và Tiếp thị