Trung Đông có vai trò quan trọng thế nào trong cung cấp dầu và khí cho Châu Á?
Châu Á vốn là tâm điểm của tăng trưởng nhu cầu dầu và khí toàn cầu, là khu vực dễ bị tổn thương nhất với bất kỳ trường hợp gián đoạn nguồn cung nào từ Vùng Vịnh...
- 11-01-2020Thị trường ngày 11/01: Vàng đảo chiều tăng trở lại, giá dầu giảm tiếp xuống dưới 65 USD/thùng
- 08-01-2020Thị trường ngày 08/01: Căng thẳng Trung Đông tiếp tục đẩy giá vàng, dầu lên đỉnh cao mới
- 05-01-2020Các loại tài sản tăng mạnh nhất 2019, dầu thô chiếm ngôi đầu
Việc Mỹ không kích sân bay Baghdad của Iraq ngày 3/1/2020 khiến Tư lệnh đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng đã làm nóng trở lại thị trường dầu mỏ thế giới tuần trước. Châu Á vốn là tâm điểm của tăng trưởng nhu cầu dầu và khí toàn cầu – là khu vực dễ bị tổn thương nhất với bất kỳ trường hợp gián đoạn nguồn cung nào từ Vùng Vịnh, nay càng lo ngại khi cuộc chiến giữa Iran và Mỹ ở Iraq leo thang.
Hầu hết dầu thô xuất khẩu từ các cảng Barsa được chuyển tới Chấu Á. Ước tính khoảng 76% trong tổng số 17,3 triệu thùng dầu và condensate/ngày được chuyển qua Eo biển Hormuz trong năm 2018 là để tới Châu Á (condensate là hỗn hợp hydrocarbon lỏng được tách từ khí đồng hành hoặc khí thiên nhiên).
Các nhà tinh luyện dầu Châu Á ưa chuộng các loại dầu thô Trung Đông vì giá cả rẻ hơn so với dầu của các khu vực khác bởi hàm lượng sulphur cao hơn. Dầu Trung Đông cũng là những loại dầu nặng hơn của các khu vực khác, cho phép các nhà máy lọc dầu xử lý những sản phẩm phụ thành các sản phẩm có giá trị cao hơn để tăng lợi nhuận.
Mỹ đã từng là nhà nhập khẩu dầu lớn của Trung Đông, nhưng thị phần của Trung Đông trong tổng nhập khẩu dầu Mỹ đã giảm nhanh trong mấy năm gần đây nhờ sự bùng nổ của dầu đá phiến. Năm 2018, dầu nhập khẩu vào Mỹ đi qua Eo biển Hormuz đạt 1,4 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 18% tổng lượng dầu thô và condensate nhập khẩu và 7% tổng tiêu thụ các phụ phẩm dạng lỏng của dầu (petroleum liquids) của Mỹ.
Dưới đây là những biểu đồ minh chứng cho việc Châu Á là khu vực phụ thuộc nhiều nhất vào dầu thô và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Đông.
TRUNG QUỐC
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, mua khoảng 40% tổng lượng dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông. Mặc dù mua từ nhiều nguồn cung khác nhau, nhưng Trung Quốc là nước mua nhiều dầu thô Trung Đông nhất thế giới, dạt gần 4 triệu thùng/ngày.
ẤN ĐỘ
Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu lớn thứ 2 Châu Á và Trung Đông chiếm gần 60% tổng nhập khẩu dầu thô của nước này. Ấn Độ cũng là khách hàng mua dầu thô nhiều nhất của Iraq với trên 1 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
NHẬT BẢN
Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông cao nhất, đạt 88,5% trong 11 tháng đầu năm 2019.
Chính sách của Nhật Bản là duy trì kho dự trữ dầu lớn, kể cả khi nguồn cung từ Trung Đông bị gián đoạn. Nhật Bản có lượng dầu dự trữ đủ dùng trong 200 ngày.
Bất chấp nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung dầu ngoài Trung Đông, cho đến thời điểm hiện tại, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) vẫn cần tới 70-75% lượng dầu thô nhập khẩu từ Vùng Vịnh.
Ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia mua gần một nửa tổng lượng dầu nhập khẩu từ Trung Đông, Philippines phụ thuộc 73% vào dầu thô Trung Đông trong 6 tháng đầu năm 2019, trong khi dầu nhập khẩu vào Việt Nam cũng chủ yếu đến từ Trung Đông.
LNG
Ba thị trường tiêu thụ LNG chủ chốt của Qatar – nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới – là Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, nhưng những nước phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn khí đốt Qatar là Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ.
Tham khảo nguồn Reuters