Trung niên vừa về hưu đã vội tìm việc mới x2 thu nhập, người trẻ kêu trời: "Làm việc 50 năm còn chưa đủ?"
Trong khi người trẻ chỉ mong “nghỉ hưu sớm”, người lớn tuổi thì tìm cách tiếp tục và tiếp tục kiếm tiền nhiều hơn nữa.
- 13-02-2023Người vay tiền ăn nên làm ra, mua ôtô mới nhưng không chịu trả nợ, bạn sẽ làm gì? Ứng viên trả lời tinh tế, thành công nhận việc ngay
- 11-02-2023Mừng cưới 200k bị “chê”: Thiệp cưới trao tay, đau đầu ngay chuyện phong bì, không biết bao nhiêu cho đủ
- 10-02-2023Dù giỏi đến mấy, ở nơi làm việc không nhớ kỹ 3 luật ngầm, bạn sớm muộn cũng phải chịu thiệt thòi
Bà Lý (59 tuổi, Trung Quốc) từng làm việc trong lĩnh vực thiết kế và bất động sản ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến… ở đất nước tỷ dân. Đến tuổi nghỉ hưu cách đây vài năm, bà không còn lo cơm ăn áo mặc, nhưng vẫn tích cực tìm kiếm những cơ hội tiềm năng thay vì sống trong cảnh hưu trí.
Theo lời mời của một người bạn, hai năm trước, bà Lý đã tham gia một dự án chăm sóc sức khỏe ở một thành phố nhỏ với cương vị là giám đốc điều hành. Đáng chú ý, mức lương hàng năm của bà là 300.000 tệ, gần gấp đôi thu nhập của bà trước khi nghỉ hưu.
"Theo tôi, trong tương lai, rất có thể chăm sóc sức khỏe sẽ còn phát triển vượt quá quy mô của thị trường bất động sản. Do đó, khi được tham gia vào quá trình chuẩn bị các dự án trong lĩnh vực này từ đầu đến khi triển khai, tôi cảm nhận được những ý nghĩa đằng sau đó." Lý nói.
Có rất nhiều người trung niên lớn tuổi như bà Lý đang quay lại với guồng xoay công việc sau khi nghỉ hưu.
Theo truyền thông Trung Quốc, một nguyên nhân đằng sau hiện tượng này là do số lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Theo thống kê, tính đến năm 2021, dân số từ 60 tuổi trở lên của Trung Quốc sẽ vượt quá 267 triệu người, chiếm 18,9% tổng dân số cả nước. Trong đó, dân số cao tuổi từ 60 đến 69 tuổi chiếm hơn một nửa dân số cao tuổi từ 60 tuổi trở lên.
Ngoài ra, với sự tiến bộ của chăm sóc y tế, hầu hết người cao tuổi đã nghỉ hưu đều duy trì thể lực tốt, đa phần có ý chí và khả năng tiếp tục làm việc.
Xu hướng tái tuyển dụng người cao tuổi cũng đang được đẩy mạnh ở nhiều quốc gia, chẳng hạn như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… vốn đang lo ngại tình trạng xã hội già hóa.
Vào năm 2013, ông Trần là một kế toán viên công chứng 55 tuổi, cũng đã gặp tình huống tương tự. Trước đó, ông Trần từng làm công việc tài chính tại Hồ Bắc. Ngay khi sắp nghỉ hưu, ông bất ngờ được một người bạn giới thiệu với công ty ở Bắc Kinh đang muốn tuyển giám đốc tài chính lớn tuổi và có kinh nghiệm.
Nghĩ đến cô con gái duy nhất đang làm việc và sinh sống ở Bắc Kinh, ông Trần bắt đầu cân nhắc đến việc đồng ý ứng tuyển để được gần con hơn. Sau một cuộc trao đổi đơn giản qua điện thoại, đối phương yêu cầu ông chuẩn bị một bản lý lịch và đến Bắc Kinh để phỏng vấn.
"Lúc đó tôi có chút chùn bước. Tôi cảm thấy mình đã làm việc cả đời, mọi người luôn đánh giá tốt về tôi. Bây giờ tôi đột nhiên phải chờ để được chọn nên có chút nản lòng”, ông kể. Sau đó, bạn bè đã nói rằng mọi quá trình tìm việc hiện nay đều diễn ra như vậy, ông mới chấp nhận thử một lần.
May mắn là, ông Trần thông qua nhanh chóng. Mức lương mà công ty này đưa ra là 7.800 NDT, gần gấp đôi mức lương hưu trí của ông vào thời điểm đó.
Đi lại là trở ngại lớn nhất mà người cao tuổi gặp phải khi đi làm trở lại. Ông Trần kể: “Khi mới gia nhập, công ty vẫn còn ở ngoại ô. Tôi đi bộ đến chỗ làm mất chưa đầy 10 phút, có thể về nhà ăn trưa và chợp mắt một chút. Sau khi công ty chuyển vào nội thành Bắc Kinh, sáng nào tôi cũng dậy lúc 6h, đi tàu điện ngầm 3 lần, 8h đến nơi tập trung để lên xe đưa đón của công ty, sau đó mới đến được công ty. Đi lại mất quá nhiều thời gian, tôi gần như không thể về nhà trước 8 giờ tối.”
Vốn chưa bao giờ phải trải qua những chuyện này, ông Trần đã bị “tàn phá tinh thần” trong một thời gian. Một tháng sau, ông không chịu nổi công việc vất vả và gửi hồ sơ của mình đến một số công ty kế toán tuyển người. Thật bất ngờ, lần nhảy việc này giúp ông tăng lương lên tới 12.000 NDT và giảm thời gian di chuyển xuống còn 1 giờ.
Một khó khăn khác liên quan tới công nghệ. Ông Trần đã mất rất nhiều ngày chỉ để học cách làm bản thuyết trình trên máy tính, rồi lại mất thêm cả tháng để học cách tham gia xây dựng trang web công ty. Càng dành nhiều công sức tìm hiểu, ông càng thích nghi nhanh hơn với công việc và chỉ sau 6 tháng, ông làm tốt mọi việc đến mức được lọt vào danh sách đề xuất tăng lương.
Một số người cao tuổi gặp khó khăn khi tiếp xúc với công nghệ. (Ảnh minh họa)
Bà Lý thì di chuyển theo hướng ngược lại. "Tôi nghĩ rằng, ở các thành phố lớn, lớp người lớn tuổi như chúng tôi hẳn sẽ không có lợi thế về thể lực và năng lượng để cạnh tranh với những người trẻ tuổi. Ngược lại, các tỉnh thành, địa phương nhỏ hơn mới là nơi tương đối thiếu nhân tài, là nơi khá phù hợp với chúng tôi."
Rất nhiều người lớn tuổi như bà Lý hay ông Trần đều đang tham gia vào quá trình tái tuyển dụng sau khi nghỉ hưu. Ở các độ tuổi và ngành nghề khác nhau, họ đang tích cực đầu tư vào công việc mới và tiếp tục tỏa sáng.
Điều này hoàn toàn trái ngược với cuộc sống về hưu mà hầu hết người trẻ đang tưởng tượng là thư thả đọc sách thưởng trà, đi du lịch, tập thể dục ngoài công viên, theo đuổi các sở thích như vẽ tranh, nhiếp ảnh, v.v…
Thế hệ trẻ đang cảm thấy áp lực, mệt mỏi và kiệt sức vì đã phải làm việc quá nhiều. Do đó, xu hướng “nghỉ hưu sớm” mới trở nên nổi tiếng đến vậy trong thời gian gần đây.
Ngay khi nghe đến việc “tái tuyển dụng sau nghỉ hưu”, nhiều người không khỏi lắc đầu nguầy nguậy: “Không đời nào! Đi làm nửa đời người rồi còn chưa đủ hay sao?”
Trên thực tế, nhiều người lớn tuổi không nghĩ như vậy. Đầu tiên, họ đạt được những lợi ích về kinh tế.
Bà Lý nói: “Đối với tôi, mặc dù không phải lo lắng về cơm ăn áo mặc, nhưng kiếm thêm tiền luôn là điều cần thiết, dù là để giúp đỡ tài chính cho con cái sau này hay để bản thân sống thoải mái hơn. "
Ngoài ra, nhiều người đánh giá cao cảm giác thỏa mãn cá nhân và sự hài lòng mà công việc mang lại.
Bà Lý nhận thấy rằng, sau khi nghỉ hưu, nhiều bạn bè của mình chỉ hoàn toàn nghỉ ngơi, đi du lịch khắp nơi để thăm thú, nhưng hầu hết họ đều cảm thấy nhàm chán và trống rỗng sau khoảng 1-2 năm.
Cũng giống như thuyết Hệ thống nhu cầu của Maslow, hầu hết mọi người không chỉ có nhu cầu về ăn, mặc và sống, không chỉ cảm thấy nghỉ ngơi và giải trí là hạnh phúc. Chúng ta còn mong muốn được cần đến và có ý thức về giá trị cá nhân.
"Điều rất quan trọng đối với chúng tôi là cảm thấy rằng, bản thân mình vẫn còn hữu ích. Nếu một người không có chỗ dựa tinh thần, tách biệt khỏi xã hội và mất đi các mối quan hệ, người đó sẽ già đi nhanh chóng”, bà khẳng định.
Giống như khi các lãnh đạo trong công ty thường nói về ông Trần rằng, “Ông Trần lớn tuổi như vậy mà vẫn kiên trì làm việc, hoàn thành tốt công việc của mình. Tuổi trẻ không lý gì mà không nỗ lực hơn cả. Mọi người đều cần phải học hỏi ông ấy.”
Điều này khiến cho những người trung niên quay trở lại môi trường công sở cảm thấy “thành công gấp đôi”.
*Theo JM News
Thể thao & Văn hóa