MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc "chảy máu" vốn đầu tư, thế giới nín thở nhìn Bắc Kinh quản lý tiền tệ năm 2017

07-12-2016 - 12:21 PM | Tài chính quốc tế

Cách thức Bắc Kinh quản lý tiền tệ có thể là câu chuyện đáng nói nhất của kinh tế toàn cầu năm 2017 khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang tăng trưởng chậm lại và vốn đầu tư ồ ạt chảy khỏi Trung Quốc.

Bất chấp những nỗ lực của chính phủ, dòng vốn đang chảy khỏi Trung Quốc với tốc độ chóng mặt. Mức thâm hụt cán cân thanh toán tính đến hết quý III lên tới 469 tỷ USD. Việc ngăn chặn chảy máu dòng vốn không những không đem lại hiệu quả mà còn có thể tạo ra những rủi ro mới.

Chảy máu dòng vốn ở Trung Quốc bắt đầu xảy ra năm 2012, khi chính phủ Trung Quốc tự do hóa các giao dịch thanh toán vãng lai trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, các cá nhân phát hiện họ không thể chuyển tiền sang nước ngoài để mua một căn nhà thông qua các tài khoản vốn. Cụ thể, cá nhân bị cấm chuyển hơn 50.000 USD/năm ra nước ngoài. Các tổ chức, cá nhân lách luật bằng cách làm giả hóa đơn để chuyển tiền ra khi cần thiết. Kết quả là sự chênh lệch lớn giữa số tiền thanh toán được ghi nhận cho hoạt động xuất khẩu và giá trị của số hàng hóa được hải quan thông quan. Năm ngoái số tiền ngầm chảy ra khỏi Trung Quốc là 526 tỷ USD.

Đồng tệ giá thấp không phải lợi thế lâu dài của Bắc Kinh.

Đồng tệ giá thấp không phải lợi thế lâu dài của Bắc Kinh.

Trong năm nay, một ngân hàng của Pháp ước tính sự chảy máu vốn đầu tư khỏi Trung Quốc sẽ đạt đỉnh với 900 tỷ USD, bất chấp các động thái ngăn chặn của chính phủ Trung Quốc. Tuần trước, Bắc Kinh tiếp tục bổ sung cơ chế mới, yêu cầu các giao dịch vốn trên 5 triệu USD đều cần sự chấp thuận của Cục Quản lý Nhà nước về ngoại hối. Điều này làm nhiều doanh nghiệp quan ngại sâu sắc vì cho rằng chính quyền không đủ nhân lực để xem xét số lượng khổng lồ các giao dịch.

Nếu việc làm này cũng không thể ngăn chặn sự chảy máu dòng vốn, Trung Quốc có thể áp đặt những quy định khác nhằm vào các giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Nó chỉ là vấn đề thời gian.

Tất cả những việc làm đó đặt câu câu hỏi đơn giản là Vì sao Bắc Kinh phải hết sức nỗ lực chỉ để chống đỡ cho đồng nhân dân tệ và ngăn dòng vốn chảy ra bên ngoài?

Câu trả lời chung là Bắc Kinh lo sợ những hậu quả thương mại của một đồng nhân dân tệ giảm. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Kể từ thời điểm chính phủ phá giá đồng tệ ngày 11/8, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc vẫn liên tục giảm cho dù đồng tệ cũng giảm 8% so với đồng USD. Việc giảm giá đồng nhân dân tệ không mang lại sự khác biệt, khiến nền kinh tế toàn cầu suy yếu và làm Trung Quốc mắc kẹt giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Lý do thực sự là Bắc Kinh đang lo ngại về tác động của tự do hóa hệ thống tài chính. Cụ thể, ngành ngân hàng Trung Quốc đang bị đánh giá là ọp ẹp với nợ quá hạn lên tới 30%. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thường xuyên phải bơm tiền giải cứu các ngân hàng. Trong khi đó, lãi suất trên thị trường tiền tệ đang có dấu hiệu tăng, từ dưới 2% hồi đầu hè lên 2,3% hôm qua tại Thượng Hải. Việc cho phép các quỹ đầu tư quốc tế dễ dàng chuyển vốn có thể gây thêm áp lực với các ngân hàng, vốn đã chịu nhiều sức ép từ các khoản nợ xấu.

Nói cách khác, Trung Quốc đang mắc kẹt giữa việc chống đỡ với sự suy giảm tiền tệ dài hạn hay cho phép rút vốn để rồi tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng, tiềm ẩn nguy cơ thổi bùng khủng hoảng.

Bắc Kinh đang kẹt ở thế khó. Tất cả các dấu hiệu cho thấy luồng vốn dài hạn đang chạy khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, những người Trung Quốc mua nhà ở Vancouver hay Sydney sẽ không sớm đưa vốn trở lại quê hương. Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc cũng cần chấp nhận thực tế rằng đây là hậu quả của những ngày Bắc Kinh quản lý vi mô tiền tệ để có thặng dư thương mại lớn cũng như tích trữ nhiều ngoại hối.

Chính phủ Trung Quốc cũng cần giải quyết những vấn đề lâu dài. Tiến trình giảm nợ đã được đề cập tới từ hơn một năm qua nhưng tổng tài sản xã hội đã tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, khoảng 2 lần so với với GDP. Nếu hệ thống tài chính không ở tình trạng xấu, mối nguy của việc đồng tệ giảm giá sẽ thấp hơn đáng kể và chính phủ sẽ không chịu quá nhiều áp lực trong việc giải quyết các vấn đề tiềm ẩn mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt.

Khủng hoảng tài chính không bao giờ xảy ra vì một lý do mà nó là sự hợp thành của nhiều sự kiện. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không bắt đầu giải quyết các vấn đề hiện nay, xác suất các cuộc khủng hoảng tương tự sẽ gia tăng.

PV

Bloomberg

Trở lên trên