MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc đã “đủ tuổi” trong cuộc đua với Mỹ?

23-09-2016 - 09:33 AM | Tài chính quốc tế

Nền kinh tế Trung Quốc xét theo một số khía cạnh thì mở, theo một số khác lại là nền kinh tế đóng, kết hợp lại thành một thể không mạch lạc.

Để kiểm tra Trung Quốc có thể soán ngôi Mỹ trở thành "bá chủ thế giới" hay không, hãy tới vùng đặc khu Hong Kong, trung tâm tài chính toàn cầu cũng là phòng thí nghiệm cho những tham vọng của Trung Quốc. Nơi đây sống dựa vào giao thương với đại lục và là trung tâm cho các hoạt động ngân hàng của đồng nhân dân tệ. Rất nhiều cửa hàng và máy móc chấp nhận nhân dân tệ. Mặc dù vậy, ở nơi có cơ chế mở nhất tại Trung Quốc, vẫn còn cả một chặng đường dài để chấp nhận các thói quen tài chính từ Trung Quốc.

Hong Kong có luật lệ riêng, các tổ chức và đồng tiền riêng đã được neo vào USD suốt 32 năm qua. Cổ phiếu hầu như được định giá và thanh toán bằng đồng đô la Hong Kong. Họ thường giao dịch với giá khác giá được niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, thị trường vẫn còn khép kín với quy định kém đôi khi bóp méo giá cổ phiếu.

Chỉ 11% tiền gửi ngân hàng của Hong Kong là nhân dân tệ trong khi USD là 30%. Hầu hết các quỹ trên thị trường lớn lên nhờ chính đồng tiền của họ hoặc USD. Đầu năm nay ngân hàng toàn cầu HSBC đã cân nhắc việc chuyển trụ sở chính từ London sang Hong Kong, nhưng chỉ khi họ dưới quyền giám sát của cơ quan tiền tệ độc lập đặc thù của đặc khu này chứ không phải quy định của đại lục. Người đàn ông giàu nhất Hong Kong, Lý Gia Thành, đầu tư vào vùng đất miền Tây này nhiều gấp 6 lần những gì ông có ở quê mẹ đại lục Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc xét theo một số khía cạnh thì mở, theo một số khác lại là nền kinh tế đóng, kết hợp lại thành một thể không mạch lạc. Người nước ngoài có thể xây nhà máy nhưng không thể mua trái phiểu. Các doanh nghiệp Trung Quốc là các nhà đầu tư xuyên biên giới lớn thứ hai trên thế giới nếu tính theo cổ phiếu đầu tư trực tiếp, nhưng các nhà quản lý quỹ tư nhân của họ lại không thích đáng.

Người tiêu dùng ở đại lục có thể mua xe BMW và túi Gucci nhưng không thể mua cổ phiếu tại các doanh nghiệp làm ra các món đồ này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (cùng với các đại lý liên quan) có thể là người đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu minh bạch nhất, nhưng bản thân họ cũng vẩn đục như chính con sông Huangpu vậy. Ngân hàng nhà nước cho châu Phi vay “như sư tử” nhưng lại “nhút nhát như chuột” với thị trường vốn châu Âu. Khi Trung Quốc đảo lộn, giá dầu đảo lộn, nhưng các hợp đồng dầu phái sinh phản ánh điều đó lại được giao dịch ở nơi khác.

Tham vọng không đồng hành với sự ổn định

Tham vọng muốn đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế thế giới luôn hiện hữu trong những người lãnh đạo khiến Trung Quốc phải cân nhắc đưa tham vọng vượt lên nỗi sợ sâu sắc về sự bất ổn.

Thực ra tham vọng là một điều dễ hiểu. Nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ được hưởng những đặc quyền tự nhiên mà ai cũng thèm muốn: có tiếng nói lớn trên các đạo luật kinh tế và thương mại toàn cầu và có đồng tiền được sử dụng rộng rãi.

Trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế, Trung Quốc nhận ra dự trữ của họ có thể bị đe dọa bởi đồng USD. Năm 2009, Zhou Xiaochuan, giám đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc kêu gọi có một đồng tiền dự trữ thế giới mới thay thế đồng USD.

Trung Quốc không chỉ mơ ước về một vai trò quốc tế lớn hơn mà còn về logic kinh tế nữa. Các giao thương trong tương lai bao gồm các lĩnh vực mới như an ninh mạng hay thương mại điện tử có thể phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu của Trung Quốc, thay vì Trung Quốc phải theo luật lệ của ai khác, như họ phải làm năm 2001 để được làm thành viên của WTO. Với một tiếng nói lớn hơn thông qua việc cho các nước nghèo vay vốn, Trung Quốc có thể mở rộng và bảo vệ đầu tư của mình.

Một Trung Quốc quốc tế hơn cũng sẽ thoát khỏi sự phụ thuộc của họ trong khu vực đồng USD. Việc cho phép đồng nhân dân tệ thả nổi đúng lúc có thể giúp điều chỉnh nền kinh tế tốt hơn và giảm mất cân bằng thương mại.

Mở cửa các tài khoản vốn sẽ giúp người nước ngoài mua trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc dễ dàng hơn, khiến đồng nhân dân tệ trở thành tiền tệ toàn cầu. Nếu các doanh nghiệp Trung Quốc có thể giao dịch và vay từ nước ngoài đồng nhân dân tệ và sử dụng ít đồng USD, Trung Quốc sẽ có khuynh hướng ít dự trữ đồng USD hơn. Tuy nhiên cái giá phải trả cũng rất lớn: Trung Quốc buộc phải cải cách thị trường vốn theo hướng tự do hơn.

Nguy cơ về sự bất ổn là điều cực kỳ quan trọng. Nếu tăng trưởng sa sút, những nhà cải cách của Trung Quốc có thể phải đối diện với sự tấn công của các nhóm lợi ích đã phản đối sự thay đổi: ngân hàng trung ương với lợi nhuận cho vay được bảo đảm, các doanh nghiệp nhà nước nhận được các khoản vay trợ cấp, các nhà xuất khẩu đã vay bằng đồng USD với giả định đồng nhân dân tệ tăng.

Nhẹ nhàng, nhẹ nhàng

Trung Quốc cũng đã đạt được một số thành tựu. Số liệu chính thức cho thấy hiện tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 7%, và theo các nhà dự báo con số này giảm xuống 5% là hợp lý. Gần đây chính phủ đã lung lay. Nhân dân tệ đã trở thành thành viên của SDR, rổ tiền tệ ưu tú của IMF, một biểu tượng của tham vọng quốc tế.

Nhưng họ cũng đã có một nỗ lực vụng về khi cố gắng vực thị trường chứng khoán dậy. Sau cú phá giá nhân dân tệ năm ngoái, sự hoảng loạn khiến Trung Quốc muốn quay lại với chính sách thận trọng.

Vậy tại sao không đi cả chặng đường và mở cửa Trung Quốc thay vì chắp vá nó từ thế giới? Điều này dẫn lại câu hỏi về sự ổn định. Một tài khoản vốn mở hoàn toàn có thể gây sốc khi tiền tệ trên khắp thế giới đổ về.

Sự lo ngại về bất ổn giới hạn các nhà cải cách sẵn sàng tiến xa. Hệ thống tài chính bị kìm nén của Trung Quốc bị rò rỉ và căng thẳng ở rất nhiều nơi nhưng chính phủ vẫn không muốn đổi nó lấy một hệ thống dễ dàng bị làn sóng vốn ngoại tấn công. Mục tiêu của Trung Quốc khá "kỳ dị" so với những nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường: giữ tài khoản vốn của Trung Quốc mở, nhưng vốn sẽ không tự do dịch chuyển mà dòng tiền vào và ra được kiểm soát chặt chẽ.

Việc mở cửa Trung Quốc là một câu hỏi mang màu sắc chính trị và các lãnh đạo nước này vẫn chưa sẵn sàng.

Phương Anh

Economist

Trở lên trên