Trung Quốc đang đối mặt với bong bóng startup?
Một số nhà kinh tế và các doanh nhân lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc đang góp phần thổi bùng lên một cơn sốt mà có thể dẫn đến kết cục là doanh nghiệp phá sản, các nguồn lực bị sử dụng lãng phí và thất thoát tài chính.
- 23-09-2016“Kế lạ” của Trung Quốc để người dân sinh con thứ hai
- 22-09-2016Bong bóng bất động sản Trung Quốc không ngừng phình to
- 20-09-2016Cuộc sống 'khó thở' vì quá tải dân số ở Trung Quốc
Hàng Châu đại diện cho những gì giới lãnh đạo Trung Quốc kỳ vọng về tương lai kinh tế của đất nước. Trung Quốc đã từng tạo ra tỉ lệ tăng trưởng lớn nhờ lệ thuộc nhiều vào các ngành xuất khẩu có chi phí thấp và đầu tư ồ ạt vào các các tòa nhà chung cư, nhà máy và đường cao tốc.Trung Quốc xây dựng nhiều nhà máy thép đến mức có thể sản xuất thép gấp 10 lần Mỹ.
Song ngày này, chi phí gia tăng đã làm giảm sức cạnh tranh của nhiều ngành xuất khẩu. Cơn sốt đầu tư kéo dài đã đè nặng nền kinh tế với quá nhiều nhày máy và nợ nần chồng chất. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang khuyến khích chuyển đổi sáng các động cơ tăng trưởng mới như dịch vụ và công nghệ cao. Chính sách chú trọng phát triển doanh nghiệp đang thúc đẩy kích tế của Hàng Châu.
Năm 2015, GDP của Hàng Châu đă tăng 10,2%, cao hơn hẳn so với tỉ lệ tăng trưởng của toàn Trung Quốc là 6,9%. Với tỉ lệ tăng trưởng 14,6%, ngành dịch vụ của Hàng Châu vốn thu hút nhiều start-up là động cơ chính cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh của thành phố này.
Ông Hans Tung, đối tác điều hành công ty vốn mạo hiểm GGV hoạt động cả ở Silicon Valley (Mỹ) và Trung Quốc, nhận định: "Người Trung Quốc hiểu rằng các công ty quốc doanh sẽ không thể tuyển dụng tất cả mọi người. Họ cần những người trẻ tự tạo việc làm cho mình vì thế họ khuyến khích giới trẻ thử làm điều gì đó mới”.
Có lãng phí và dư thừa?
Nguồn chi mạnh đang làm tăng những mối lo ngại về bong bóng lạm phát ở thế giới các công ty nhỏ bé nhất ở Trung Quốc. Cùng với nguồn vốn của chính phủ, đầu tư vốn mạo hiểm đang đổ về Trung Quốc. Theo công ty kiểm toán Ernst & Young, khoảng 49 tỉ USD trị giá các thoả thuận liên doanh đầu tư được lập vào năm ngoái, đưa Trung Quốc trở thành thị trường đứng thứ hai về thu hút đầu tư vốn mạo hiểm chỉ sau Mỹ.
Một số nhà kinh tế và các doanh nhân lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc đang góp phần thổi bùng lên một cơn sốt mà có thể dẫn đến kết cục là doanh nghiệp phá sản, các nguồn lực bị sử dụng lãng phí và thất thoát tài chính. Chỉ riêng thành phố Tô Châu, gần Thượng Hải, công bố sẽ mở 300 vườn uơm doanh nghiệp đến năm 2020 để tiếp nhận 30.000 start-up.
Mặt khác, các nhà xây dựng chính sách Bắc Kinh đã từ lâu ưu đãi các doanh nghiệp trong việc dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay và tiền trợ cấp để thúc đẩy một số ngành công nghiệp với kết quả cả tốt lẫn xấu. Mặc dù cách làm này đã thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá của Trung Quốc trong cũng góp phần gây ra tình trạng dư thừa đang "thiêu trụi" đất nước này bởi những khu chung cư hoang, các nhà máy xi măng làm ăn thua lỗ và các nhà máy thép đang gặp khó khăn và tất cả những điều này đang đe doạ đến sự ổn định của nền kinh tế Trung Quốc.
Bàn về chương trình hỗ trợ start-up của chính phủ Trung Quốc, ông Jin Xiangrong, nhà kinh tế thuộc trường đại học Triết Giang ở Hàng Châu, bình luận: "Tôi thiết nghĩ chính sách trợ cấp không nên là chính sách lâu dài. Các chính sách này có thể dẫn tới công suất quá tải như chúng ta hiện nay đang chứng kiến trong ngành chế tạo của Trung Quốc”.
Tại Trung Quốc, những nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp mới thường dẫn tới sự lãng phí và dư thừa. Quá nhiều vốn đầu tư đổ vào các ngành được ưu tiên, đã đẻ ra những dự án non nớt trong các lĩnh vực như khách sạn và tấm năng lượng mặt trời. Với quyết tâm thúc đẩy phát triển start-up, Trung Quốc còn tham gia vào hoạt động kinh doanh chứa rủi ro cao thậm chí đối với nhà tư bản mạo hiểm kinh nghiệm nhất cũng có nhiều khả năng đem lại thất bại hơn thành công.
Các quan chức Hàng Châu đang cố gắng tránh những cạm bẫy này. Ở Dream Town, hỗ trợ tài chính thường gắn liền với hoạt động của start-up. Mức miễn phí thuê trụ sở tùy thuộc vào số vốn tư nhân mà một công ty có thể thu hút. Lượng tiền mặt cấp phát gắn chặt với các chỉ tiêu doanh thu hay các ứng dụng bán chạy nhất. Các quan chức chính quyền Hàng Châu còn tuyển các chuyên gia giúp phân bổ ngân quỹ của thành phố. Uỷ ban giám khảo để chọn lựa các ứng viên vào Dream Town thường bao gồm các nhà quản lý công nghệ, các nhà tài chính và viện sỹ.
Ye Feng, giám đốc ở một trung tâm ươm mầm doanh nghiệp khác đã ba lần nằm trong thành phần ban giám khảo, cho biết bà thường chất vấn các thí sinh về công nghệ, kế hoạch kinh doanh và vấn đề định giá sản phẩm. Thường thì có khoảng 30 start-up tham gia mỗi cuộc thi và có trên 4 start-up được tuyển thẳng vào Dream Town. Bà Ye nói: "Sự cạnh tranh rất khốc liệt và đôi khi rất khó đưa ra quyết định”.
Song một số người ở Hàng Châu vẫn lo sợ rằng chính quyền đang phung phí quá nhiều tiền cho nhiều start-up có kế hoạch kinh doanh yếu kém và tiền đồ mong manh. Ông Ai Binke thuộc công ty Yun Ran cho biết hai láng giềng của mình cũng nhận được tiền trợ cấp của chính phủ song một start-up về tự động hoá không thu hút được nguồn vốn đầu tư tư nhân và đã đóng cửa, trong khi một công ty game di động khác đang vật lộn để tồn tại vì công việc làm ăn sa sút. Theo ông Ai, tiền nhà nước thương không thể thay thế cho vốn tư nhân cần thiết để start-up tồn tại.