Trung Quốc đang viết lại cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ
Sẽ không có viễn cảnh hạ cánh mềm ở Trung Quốc. Nó sẽ đem đến một khoản nợ chưa từng có trên toàn thế giới và một cơn bùng nổ bong bóng bất động sản. Tất cả những điều này, chỉ còn là vấn đề thời gian.
- 03-08-2016Khi "những gã khổng lồ" của thung lũng Silicon bị quật ngã ở Trung Quốc
- 03-08-2016Trung Quốc đang quyết tâm bành trướng thế lực trong thế giới bóng đá
- 03-08-2016Có hơn 1.000 tỷ USD tiền mặt nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn hoang mang lo sợ
Harry S. Dent là một cây bút viết về tài chính xuất sắc tại Mỹ. Ông cũng chính là tác giả của cuốn “The Great Depression Ahead” nằm trong số những cuốn sách bán chạy nhất New York năm 2009. Năm ngoái, Harry Dent cảnh báo về cơn thịnh nộ của nền kinh tế được tích tụ kể từ cuộc Đại khủng hoảng đang đến gần. Kể từ đó, đã một nửa năm trôi qua, nền kinh tế chỉ càng trở nên tệ hại, đặc biệt là sự xuất hiện của bong bóng bất động sản Trung Quốc.
Bong bóng bất động sản Trung Quốc sẽ đặt dấu chấm hết cho sự giận dữ của các NHTW và cơn sóng QE không ngừng kể từ sau cuộc Đại khủng hoảng. “Quá lớn” không thể là một tính từ duy nhất để miêu tả tình huống mà thị trường bất động sản Trung Quốc đang gặp phải, nhưng là điều chắc chắn đối với một quốc gia 1,4 tỷ dân và nó vẫn đang tiếp tục lớn dần.
Trong những năm 1980, ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng hậu chiến tranh, Nhật Bản thống trị thị trường toàn cầu và tác động sâu vào thị trường bất động sản của Mỹ. Tại đỉnh điểm bong bóng chứng khoán và bất động sản năm 1989, người dân Nhật mua vào những mảnh đất đắt đỏ, vị trí đẹp và có khả năng sinh lãi lớn từ bãi biển Pebble đến trung tâm Rockefeller (Mỹ). Ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi nhân khẩu học đến nền kinh tế đặt dấu chấm hết cho cuộc bùng nổ hậu thế chiến thứ II.
Giá nhà tại Thượng Hải tăng chóng mặt.
Hiện nay, những khách hàng Trung Quốc vẫn đang đẩy tăng giá nhà đất tại những thành phố ven biển hàng đầu ở các quốc gia nói tiếng Anh, như thể giá bất động sản ở đây sẽ không bao giờ đi xuống và cơn khát bất động sản của người Trung Quốc là không bao giờ đủ. Đáng chú ý, hiện tượng này không chỉ xảy ra trong một phạm vi nhỏ, mà trải dài từ Sydney, Melbourne, Brisbane, Auckland, Singapore, San Francisco, L.A, Vancouver, Toronto, New York tới London.
Trên thực tế, chính Trung Quốc cũng đang sở hữu vài quả bong bóng bất động sản ở sân nhà. Trong quý I, giá nhà tại Thâm Quyến tăng gần 80% so với năm ngoái, trong khi giá nhà tại Thượng Hải tăng khoảng 65%.
Hai chuyên gia bất động sản Mark Williams và Julian Evans-Pritchard trong một lưu ý gần đây có chỉ ra rằng, việc nới lỏng chuẩn cho vay chính là thủ phạm vẽ đường cho khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc. Đáng báo động, Trung Quốc đang lâm vào hoàn cảnh của Mỹ ở thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn nổ ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bong bóng bất động sản tại Trung Quốc nổ tung?
Hãy nhớ rằng thị trường bất động sản Trung Quốc đã chậm lại và giá nhà đã giảm hơn 1 năm nay. Đó là lý do chính xác tại sao thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng nóng 160% chỉ trong vòng chưa đến 1 năm. Khi nhà đầu tư Trung Quốc nhận ra không còn có thể kiếm tiền dễ dàng từ bong bóng bất động sản, họ quay sang cổ phiếu. Và sau khi dòng tiền ngu xuẩn* đổ vào đây, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 42% chỉ trong vòng 2 tháng rưỡi.
Vậy chính phủ Trung Quốc đã làm gì? Mặc dù là điều mà bất kỳ chính phủ nào cũng từ chối, nhưng đó chính xác là những gì chính phủ Mỹ đã làm để cứu thị trường chứng khoán năm 1929: mua vào trên thị trường chứng khoán với khối lượng lên tới hàng trăm tỷ USD. Vừa rồi, Trung Quốc cũng đang theo đúng một mô hình như vậy.
Sau tai nạn đầu tiên, nhà đầu tư Trung Quốc kéo đầu cơ trở lại, nhưng lần này là ở các thị trường như New York và London. Bởi khi bạn nghi ngờ thị trường của mình, bạn sẽ có xu hướng ít suy đoán và cảm thấy an tâm với thị trường bên ngoài.
Nhưng nếu nhìn vào sự suy giảm về tình hình đầu tư tư nhân tại Trung Quốc kể từ năm 2010 có thể thấy nền kinh tế Trung Quốc đang thực sự giảm tốc.
Sẽ không có một viễn cảnh hạ cánh mềm ở Trung Quốc. Nó sẽ đem đến một khoản nợ chưa từng có trên toàn thế giới và một cơn bùng nổ bong bóng bất động sản. Tất cả những điều này, chỉ còn là vấn đề thời gian.
(*) Dòng tiền ngu xuẩn: từ trái nghĩa của dòng tiền thông minh, tức dòng tiền đi ngược lại xu hướng của thị trường.