Trung Quốc đối mặt nguy cơ vỡ nợ trái phiếu tư nhân cao kỷ lục
Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà giảm tốc, nhiều công ty nhỏ phải chịu nhiều áp lực và họ phải tìm cách để ưu tiên thanh toán những khoản nợ công. Theo đó, ngày càng nhiều công ty tư nhân ở nước này đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ trái phiếu.
- 27-08-2019Không được đưa vào số liệu chính thức, khoản nợ 'vô hình' này ngày càng lớn khiến các công ty Trung Quốc có thể điêu đứng vì vỡ nợ!
- 10-07-2019Trung Quốc đối mặt nguy cơ tỷ lệ vỡ nợ cao kỷ lục
- 07-07-2019S&P: Nợ tín dụng tăng mạnh từ 2012, Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ
Theo số liệu của China Chengxin International Credit Rating - một trong những công ty đánh giá xếp hạng lớn nhất Trung Quốc, các công ty phát hành trái phiếu đã không thể thanh toán khoản nợ kỷ lục, đạt mức 31,8 tỷ NDT (4,4 tỷ USD) trong năm nay tính đến tháng 8. Trong khi đó, con số của năm 2017 và 2018 cộng lại là 26,7 tỷ NDT.
Chen Su, một nhà quản lý danh mục đầu tư trái phiếu tại ngân hàng Qingdao Rural Commercial Bank, cho hay: "Các công ty phát hành trái phiếu tư nhân không cần thiết phải công khai thông tin, do đó họ có thể lựa chọn việc thanh toán khoản nợ từ trái phiếu công trước tiên, khi đang gặp khó khăn về tài chính."
Giá trị của trái phiếu chính phủ Trung Quốc đang lưu hành cao gấp khoảng 3 lần so với trái phiếu phát hành riêng lẻ, theo số liệu do Bloomberg biên soạn. Tuy nhiên, thị trường phát hành riêng lẻ lại là nguồn tài trợ chính cho các công ty tư nhân nhỏ hơn ở Trung Quốc và các công cụ tài chính của chính quyền địa phương, bởi những thoả thuận được thực hiện bởi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư nhằm bảo vệ công ty khỏi sự biến động của thị trường.
Vỡ nợ trái phiếu ở Trung Quốc đang từng bước vượt mức kỷ lục của năm ngoái.
Tổng giá trị những trường hợp vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp ở Trung Quốc từ đầu năm đến nay là 78,4 tỷ NDT, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân ở đây là do tăng trưởng kinh tế giảm tốc.
HNA Group International, một đơn vị thuộc tập đoàn tư nhân HNA hiện đang gặp khó khăn, nắm giữ một khoản trái phiếu trị giá 300 triệu USD sẽ đáo hạn vào ngày 18/8, sau khi không thể thanh toán khoản nợ trị giá 1,5 tỷ NDT vào hồi cuối tháng 7. Hiện tại, đại diện của HNA Group từ chối bình luận về việc liệu khoản nợ trái phiếu tư nhân đó đã được hoàn trả hay chưa.
Hiện tại, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy tình trạng vỡ nợ đang gây áp lực cho nhu cầu đối với những loại trái phiếu này. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc đã sụt giảm trong 4 tháng tính đến tháng 7, đây là sự trượt dốc dài nhất trong hơn 2 năm trước và hồi tháng 8 đã tăng lên khoảng 160 tỷ NDT, theo số liệu phát hành trái phiếu của Bloomberg.
Các nhà đầu tư cũng đang yêu phí đền bù rủi ro cao hơn đối với trái phiếu tư nhân được phát hành. Sự chênh lệch trái tức từ doanh số mới của trái phiếu nhà nước và tư nhân là 154,2 điểm cơ bản vào tháng 1, con số này đã tăng lên 179,5 điểm cơ bản vào cuối tháng 8, Bloomberg cho biết.
Chen nhận định: "Nhà đầu tư có thể sẽ đòi hỏi chi phí đền bù rủi ro cao hơn đối với trái phiếu tư nhân của những công ty đang gặp khó khăn về tài chính."
Tỷ lệ quá hạn trên tổng số trái phiếu tư nhân đang lưu hành là 0,63%, cao hơn gấp đôi tỷ lệ 0,26% ở thị trường trái phiếu công, theo số liệu của China Chengxin International Credit Rating.
Đối với Yang Hao, một nhà phân tích về trái phiếu tại Nanjing Securities, lo ngại về sự gia tăng của các trường hợp vỡ nợ trong khu vực tư nhân có nghĩa là các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm đến khu vực nhà nước. Yang nói: "Nhu cầu đối với trái phiếu được doanh nghiệp nhà nước phát hành và những công cụ tài chính của chính quyền địa phương là rất lớn, trong khi những định chế tư nhân lại đang trốn tránh khỏi trái phiếu công, chứ đừng nói đến trái phiêu tư nhân của họ."