MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc "hắt hơi", ngành may mặc toàn Đông Nam Á "sổ mũi", Việt Nam có thể còn chịu tác động lớn hơn

Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những tình huống tương tự trong ngành may mặc, và hơn thế nữa.

Ngay cả khi Trung Quốc rất nỗ lực để đưa các nhà máy mở cửa trở lại, thì các nhà máy ở Đông Nam Á vẫn rơi vào tình cảnh đặc biệt khó khăn. Bởi các ngành công nghiệp phụ thuộc vào Trung Quốc về nguyên liệu thô đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi nguồn cung cạn kiệt.

Tại Campuchia, chính phủ hôm nay đã cảnh báo: khoảng 200 nhà máy sản xuất hàng may mặc có thể sẽ rơi vào tình trạng trì trệ hoặc ngừng sản xuất hoàn toàn do thiếu nguyên liệu thô. Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may lớn nhất thế giới, Trung Quốc, cung cấp hơn 60% nguyên liệu cho các nhà máy dệt may của Campuchia. Thủ tướng Hun Sen đã công khai kêu gọi đại sứ Trung Quốc gửi thêm vật liệu bằng tàu và máy bay để ngành công nghiệp này không phải đóng cửa.

Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những tình huống tương tự trong ngành may mặc. Và hơn thế nữa, Trung Quốc là nhà cung cấp thép và linh kiện điện tử lớn, nên các nhà sản xuất xe hơi, hàng điện tử và điện thoại đang gặp khó khăn trong việc mua vật tư và nguyên liệu do sự gián đoạn của coronavirus, một cơ quan đại diện cho ngành sản xuất của Việt Nam nói với Reuters. Ngay cả ngành công nghiệp đồ nội thất, có các nguyên vật liệu thành phần từ Trung Quốc, cũng bị hạn chế.

Trung Quốc hắt hơi, ngành may mặc toàn Đông Nam Á sổ mũi, Việt Nam có thể còn chịu tác động lớn hơn - Ảnh 1.

"Tại Myanmar, các nhà máy đang giảm giờ làm hoặc tạm dừng hoạt động, vì thiếu nguyên liệu đến từ Trung Quốc. Bên cạnh các nhà máy may mặc, còn có các nhà máy sản xuất giày và túi dựa vào nguyên liệu từ Trung Quốc", Ha U Aye Thaung, chủ tịch một ủy ban đại diện cho một khu công nghiệp ở Yangon nói với tờ Thời báo Myanmar hôm nay. Những người vẫn còn nguyên liệu đang hoạt động cho đến nay, nhưng các nhà máy đã hết hoạt động đã ngừng hoạt động.

Vấn đề nghiêm trọng không kém đình trệ sản xuất là sinh kế của công nhân nhà máy ở các quốc gia này có thể gặp rủi ro, nếu các nhà máy sử dụng họ không thể sớm khôi phục hoạt động kinh doanh bình thường. 

Ví dụ, ở Campuchia, ngành may mặc là ngành công nghiệp lớn nhất đất nước và cung cấp phần lớn các công việc cho các nhà máy. Bộ Lao động cho biết nếu tình trạng thiếu nguyên liệu từ Trung Quốc kéo dài, có tới 90.000 công nhân có thể mất việc tạm thời vào cuối tháng 3, theo Khmer Times. Công nhân rơi vào những tình huống như vậy có thể không có đủ tiền tiết kiệm để nuôi bản thân và gia đình cho đến khi công việc được tiếp tục. Ông Hun Sen công bố kế hoạch cho công nhân may mặc làm việc trong các nhà máy bị đóng cửa để nhận 60% mức lương tối thiểu, với 40% là trách nhiệm của các chủ nhà máy và 20% do chính phủ cung cấp.

"Các công ty trong các ngành này phục hồi nhanh như thế nào có thể phụ thuộc vào quy mô của họ. Nếu bạn là ông lớn thì không vấn đề gì", ông Liang Kuo-Yuan, chủ tịch Viện nghiên cứu Yuanta-Polaris nói. "Tuy nhiên, nếu bạn là công ty vừa và nhỏ, bạn không thể cầm cự và sau đó sẽ phải đối mặt với vấn đề phá sản". 

Hoàng An

Project Syndicate

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên