Trung Quốc ngày nay và 10 sự thật khiến ai cũng phải ngạc nhiên
Nông thôn Trung Quốc có hơn 1.000 “ngôi làng Taobao”, Trung Quốc sẽ sớm trở thành nước sở hữu nhiều bằng sáng chế lớn nhất thế giới...
- 25-07-2017Nhà giàu Trung Quốc: Chờ đợi 3 năm, chấp nhận rủi ro mất cả triệu đô chỉ để đổi lấy... tấm 'thẻ xanh' sang Mỹ
- 24-07-2017Nợ của Trung Quốc có thể khiến FED “chùn tay”
- 19-07-2017Giấc mộng Hollywood dang dở của tỷ phú một thời giàu nhất Trung Quốc
- 18-07-2017Thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa trải qua “thứ 2 đen tối” với 500 cổ phiếu mất 10% giá trị
1. Trung Quốc đang xây 1 thành phố mới có diện tích gấp đôi Manhattan
Là một phần trong kế hoạch giảm bớt áp lực quá tải dân số cho Bắc Kinh, Trung Quốc đang xây dựng 1 thành phố xanh “hoàn toàn mới và hiện đại”. Có tên gọi Xiongan, thành phố mới sẽ nằm cách thủ đô 100km về phía Tây Nam, được quy hoạch có diện tích vào khoảng 2.000 km2, lớn hơn gấp đôi New York hay Singapore.
2. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thậm chí lớn nhất nếu tính theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP)
Với GDP đạt 11.000 tỷ USD, Trung Quốc hiện đóng góp 14,8% GDP toàn cầu. Xét theo phương pháp ngang giá sức mua, Trung Quốc đã vượt Mỹ để chiếm lấy vị trí dẫn đầu.
Trên thực tế thế giới đạt được mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo phần lớn là nhờ Trung Quốc, nước đóng góp hơn 75% thành tựu giảm nghèo của toàn cầu giai đoạn 1990 – 2005. Tương tự, Trung Quốc cũng góp phần quan trọng trong việc tạo nên tầng lớp trung lưu hùng mạnh của châu Á.
3. Trung Quốc không có các “kỳ lân công nghệ” mà rất nhiều “kỳ lân nhiều sừng”
Bức tranh khởi nghiệp công nghệ của Trung Quốc sẽ khiến bạn choáng váng và thậm chí đã làm dấy lên nỗi lo về bong bóng. Nước này hiện có ít nhất 100 công ty “kỳ lân” (tức những công ty tư nhân non trẻ có giá trị 1 tỷ USD trở lên) và 8 “kỳ lân nhiều sừng” (decacorns – những startup được định giá từ 10 tỷ USD trở lên). Có thể kể đến một số cái tên như “cánh tay tài chính” Ant Financial của Alibaba, công ty đi chung Didi Chuxing, nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi và Tencent Music.
Tổng giá trị của 108 công ty này vào khoảng 435 tỷ USD, gần bằng quy mô kinh tế nước Bỉ. Trong khi đó 1 công ty gạo cội là Tencent vừa trở thành công ty niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Á với giá trị vào khoảng 255 tỷ USD.
4. Ở Trung Quốc bạn có thể quét mã QR để thuê 1 chiếc ô
Kinh tế chia sẻ được dự báo đến năm 2020 sẽ đóng góp 10% GDP Trung Quốc. Ở đây bạn có thể thuê mọi thứ, từ máy trộn bê tông đến những thứ nhỏ bé như bóng rổ và những chiếc ô.
Dịch vụ chia sẻ xe đạp hiện đang bùng nổ ở Trung Quốc. Hai công ty hàng đầu là Ofo và Mobike hiện có 6 triệu người dùng mỗi tuần. Những chiếc xe được gắn thiết bị định vị GPS và khách sẽ quét mã QR để đăng ký thuê xe. Ofo mới ra đời cách đây 2 năm nhưng đã được định giá vào khoảng 2 tỷ USD.
5. Số tiền Trung Quốc đầu tư vào năng lượng tái tạo mỗi năm cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới
Hiện Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất điện mặt trời lớn nhất thế giới với sản lượng tăng gấp đôi trong năm ngoái. Năm nay, Trung Quốc đã hủy bỏ 100 dự án nhà máy điện than đồng thời tập trung vào trang trại điện mặt trời nổi trên mặt nước lớn nhất thế giới tọa lạc ở gần thành phố Huainan.
Chủ tịch Tập Cận Bình là 1 tiếng nói lớn ủng hộ hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Và thực tế là nếu như Trung Quốc và Ấn Độ giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, những ảnh hưởng từ quyết định rút khỏi hiệp định Paris của Mỹ sẽ biến mất.
Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa quá nhanh đã khiến Trung Quốc gặp phải nhiều rắc rối nghiêm trọng. Bên cạnh không khí, nguồn nước cũng bị ô nhiễm. Theo một số tính tính toán, 80% nguồn nước ngầm của Trung Quốc không phù hợp cho con người sử dụng, thậm chí 70% bị ô nhiễm nặng đến nỗi sẽ nguy hiểm nếu chạm vào. Trung Quốc đã ứng phó bằng cách đầu tư 80 tỷ USD vào 3 siêu dự án xây dựng những con kênh chuyển nước từ miền Nam đến các chùm đô thị ở phía Bắc, Đông và Tây.
6. Ngày hội mua sắm trực tuyến của Trung Quốc lớn hơn cả Black Friday và Cyber Monday cộng lại
Ngày lễ độc thân 11/11 được lấy làm ngày hội mua sắm trực tuyến ở Trung Quốc. Năm ngoái, tổng giá trị các đơn hàng nhanh chóng chạm mốc 1 tỷ USD chỉ sau 5 phút, và tổng doanh thu trong ngày này đạt hơn 17 tỷ USD.
Tổng số tiền được chi tiêu trên các chợ thương mại điện tử Taobao và Tmall của Alibaba trong 24 giờ của ngày lễ độc thân.
7. Nông thôn Trung Quốc có hơn 1.000 “ngôi làng Taobao”
Theo định nghĩa của Alibaba, 1 “ngôi làng Taobao” là nơi có hơn 10% trong tổng số hộ gia đình bán hàng online và có doanh thu thương mại điện tử vượt 10 triệu nhân dân tệ (tương đương 1,6 triệu USD) mỗi năm.
Những vùng quê như vậy đang mọc lên khắp nơi, giúp thu hút những người trẻ mới tốt nghiệp rời thành phố để trở về quê nhà.
8. Trung Quốc được dự đoán sẽ trở thành nước sở hữu nhiều bằng sáng chế nhất thế giới trong 2 năm nữa
Đã qua rồi thời Trung Quốc được coi là “công xưởng thế giới” với làn sóng hàng giá rẻ “Made in China”, hiện nước này đang nổi lên là trung tâm sáng tạo của thế giới. Năm 2016, số bằng sáng chế mà Trung Quốc nộp lên Tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế đã tăng 45%, lên 43.000, chỉ thấp hơn Nhật và Mỹ.
Trí thông minh nhân tạo (AI) là ngành phát triển mạnh ở Trung Quốc. Siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay cũng được sản xuất ở Trung Quốc.
9. Trung Quốc đang xây dựng Con đường tơ lụa mới
Sáng kiến "Một vành đai, một con đường" sẽ tạo nên 2 hành lang mậu dịch mới (1 trên đất liền và 1 trên biển) kết nối Trung Quốc với các láng giềng ở phía Tây bao gồm các quốc gia Trung Á, Trung Đông và châu Âu. Trung Quốc đã cam kết tài trợ 1.000 tỷ USD cho dự án, hướng tới thị trường 3 tỷ dân. Trên thực tế Trung Quốc được dự báo sẽ vượt Mỹ trở thành cường quốc hùng mạnh nhất thế giới vào năm 2030, xét về cả GDP, thương mại và xuất khẩu.
10. Nữ nhà văn trẻ Trung Quốc Hao Jingfang đã chiến thắng giải thưởng Hugo danh giá năm 2016
Vốn là 1 nhà nghiên cứu kinh tế, Hao Jingfang lại là tác giả của "Folding Beijing", cuốn tiểu thuyết vừa đạt giải hay nhất trong lĩnh vực khoa học viễn tưởng ngắn. Cuốn sách miêu tả Bắc Kinh qua lăng kính của 3 tầng lớp khác nhau trong xã hội Trung Quốc, đề cập đến những vấn đề rất thật và cả những mặt trái của nền kinh tế đang chuyển biến sâu sắc.