Trung Quốc ra chính sách bất ngờ, cổ phiếu giáo dục cắm đầu tụt dốc
Chính phủ Trung Quốc vừa ban hành những quy định mới nhằm cấm các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà trẻ thu lời từ chứng khoán.
- 16-09-2018Chân dung vị tỷ phú đã rời bỏ Tencent và dành phần lớn số tiền cho giáo dục
- 05-09-2018Học cách người Singapore cải cách hệ thống giáo dục
- 04-09-2018Bí quyết để Singapore có được hệ thống giáo dục thuộc hàng tốt nhất thế giới
- 10-08-2018Bản tin đặc biệt từ Bắc Đới Hà và chuyện TQ vội vã giáo dục ái quốc vì "ngấm đòn" của Mỹ
- 31-05-2018Nền giáo dục dạy code từ lớp 1, thành lập doanh nghiệp chỉ mất 20 giây, quốc gia này đang nhăm nhe chiếm vị trí số 1 về thu hút startup của Silicon Valley
Ngay lập tức, cổ phiếu của Vtron Group Co. và China Maple Leaf Educational Systems Ltd., hai công ty hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục mầm non ở Trung Quốc hứng chịu những sụt giảm mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến và Hồng Kông.
Chính sách mới cũng chính thức đưa hoạt động kinh doanh mầm non vào diện siết chặt quản lý của Chính phủ Trung Quốc. Trước đó, Trung Quốc cũng đã ban hành những quy định nghiêm ngặt nhằm quản lý các ngân hàng trong bóng tối (shadow bank), các công ty chơi game trực tuyến và dược phẩm.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhấn mạnh rằng những quy định mới sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này đã làm cho các nhà đầu tư bất ngờ. Nó cũng làm tăng thêm những sự bất bình ở thị trường chứng khoán trị giá 5,8 nghìn tỷ USD trong bối cảnh nó đang phải vật lộn với cuộc chiến thương mại và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế yếu nhất của Trung Quốc kể từ năm 2009. Shanghai Composite đã mất gần 20% giá trị trong năm nay, biến nó trở thành một trong những thị trường xấu nhất thế giới.
Steven Leung, CEO của Uob Kay Hian (Hong Kong) Ltd., cho rằng: "Ngành giáo dục từng có tiềm năng tăng trưởng lớn và là một trong những cổ phiếu hot nhất được các nhà đầu tư săn đón. Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực phụ thuộc nhiều vào chính phủ Trung Quốc, đồng nghĩa với việc nó khó có một thời gian biểu cụ thể nhưng lại dễ bị thay đổi đột ngột về mặt chính sách".
Cổ phiếu giáo dục Trung Quốc trượt giá sau quy định mới.
Các bậc phụ huynh ở Trung Quốc chi tiêu trung bình 42.892 USD cho việc giáo dục con cái, gần gấp đôi so với các bậc phụ huynh ở Canada hay Vương quốc Anh. Tiềm năng tăng trưởng lớn đã đẩy cổ phiếu các công ty trong ngành giáo dục lên cao kỷ lục hồi tháng 6 vừa qua. Đặc biệt, China New Higher Education Group Ltd. và China Education Group Holdings Ltd. đã tăng gấp đôi giá trị vốn hóa chỉ trong vòng 6 tháng. Chính sách mới khiến 2 công ty này mất 5% giá trị trong phiên giao dịch ngày 16/11.
Trong kế hoạch mới với nền công nghiệp được công bố đêm 15/11, Trung Quốc cho biết họ muốn xây dựng nhiều trường mẫu giáo công lập hơn. Mục tiêu mà các nhà hoạch định chính sách đưa ra là một nửa số trẻ em sẽ học tại các trường mẫu giáo công lập vào năm 2020.
"Các nhà hoạch định chính sách lo ngại các hình thức giáo dục tập trung quá nhiều vào lợi nhuận có thể gây ra các vấn đề xã hội", Alex Xie và Thomas Chong, hai chuyên gia phân tích của Credit Suisse Group AG viết trong bản lưu ý gửi tới khách hàng.
Động thái mới nhất diễn ra vài tháng sau khi các nhà quản lý Trung Quốc ngừng phê duyệt giấy phép cho các trò chơi trực tuyến mới, một quyết định tác động mạnh tới các công ty như Tencent Holdings Ltd. và NetEase Inc.. Bắc Kinh đang đánh giá tổng thể lại các dịch vụ trò chơi trực tuyến trong bối cảnh bùng nổ lo ngại nghiện game, cận thị và các bệnh khác trong giới trẻ có liên quan tới hình thức giải trí này.
Hàng trăm tỷ USD đã bị thổi bay khỏi giá trị vốn hóa Tencent vì quy định này.