Trung Quốc sẽ thắng Mỹ nếu chiến tranh thương mại nổ ra?
Những con số cho thấy Mỹ đang gặp bất lợi.
- 08-03-2018"Chiến tranh thương mại" chỉ là "chiêu" để ông Trump có được thỏa thuận NAFTA?
- 04-03-2018Chiến tranh thương mại là "chú thiên nga đen" tiếp theo, nhà đầu tư hãy cẩn trọng!
- 03-03-2018Từ iPhone đến những chai bia đều sẽ tăng giá, động thái khơi mào chiến tranh thương mại của ông Trump lợi bất cập hại?
Tiêu điểm chú ý của nhà đầu tư từ cuối tuần trước đến nay chính là những động thái mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề thương mại. Sau những dòng trạng thái thể hiện quan điểm cứng rắn liên tục được cập nhật trên tài khoản Twitter của ông Trump, sáng nay sự kiện cố vấn kinh tế cấp cao Gary Cohn – người có quan điểm ủng hộ tự do thương mại mạnh mẽ - từ chức đã khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ tương lai giảm sâu.
Sau thông báo từ chức của ông Cohn, tin xấu lại tiếp tục xuất hiện khi Bloomberg đưa tin Mỹ đang xem xét đánh thuế trên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như hạn chế dòng vốn đầu tư từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Dẫu vậy, liệu đây có phải là 1 lựa chọn sáng suốt?
Một trong những bài học được rút ra từ những cuộc chiến thương mại đã diễn ra trong lịch sử là kết quả cuộc chiến thường sẽ được quyết định ở sân nhà. Tuy nhiên những con số cho thấy Mỹ đang gặp bất lợi. Phần lớn hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc là hàng tiêu dùng, tức là có thể dễ dàng dự đoán thuế tăng sẽ khiến chi phí mà người Mỹ phải chịu tăng lên. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là máy tính, điện thoại, hàng dệt kim, các loại quần áo khác và đồ chơi.
Không dễ dàng để các nhà bán lẻ Mỹ có thể tìm ra nguồn cung thay thế ngay lập tức. Mọi mặt hàng tiêu dùng mà Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ hơn 5 tỷ USD hàng hóa mỗi năm, Trung Quốc đều chiếm hơn 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với mặt hàng đó.
Giải pháp lý tưởng của ông Trump sẽ là tìm nguồn hàng thay thế từ nội địa. Nhưng đây là điều rất khó. Ví dụ, trong ngành may mặc, lực lượng lao động của Mỹ đã giảm hơn 90% kể từ năm 1990 và ngành điện tử thì mất gần 40% việc làm. Trong bối cảnh ngay cả Trung Quốc cũng đang nhìn thấy các việc làm này dịch chuyển sang các nước láng giềng ở Nam và Đông Nam Á hay châu Phi thì cơ hội chúng quay trở lại Mỹ là rất mong manh.
Ngược lại, hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ chủ yếu là các sản phẩm và linh kiện trung gian. Nhiều nhất là đậu nành, máy bay, ô tô, mạch tích hợp và đồ nhựa. Nếu đánh thuế vào những mặt hàng này để trả đũa, tác động sẽ lan truyền qua một vài nhà sản xuất trước khi người dân Trung Quốc có thể cảm nhận.
Nếu ông Tập Cận Bình chọn cách đáp trả, hãy nhìn vào những ảnh hưởng lên ngành chip bán dẫn. 1/4 sản lượng mà Mỹ sản xuất ra được xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng Mỹ chỉ đóng góp 3,8% tổng kim ngạch nhập khẩu mạch tích hợp của Trung Quốc. Do đó Mỹ sẽ thiệt thòi hơn.
Đối với đậu tương cũng vậy. Trung Quốc là thị trường chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ, nhưng chừng đó chỉ đủ giải quyết 12% tổng lượng đậu mà người Trung Quốc tiêu thụ. Nếu Trung Quốc đánh thuế đậu tương nhập khẩu, các công ty dùng loại nông sản này làm nguyên liệu đầu vào và người nông dân dùng đậu làm thức ăn chăn nuôi có thể không hài lòng trong bối cảnh giá đậu tương thế giới vốn đang ở mức cao nhất 2 năm. Tuy nhiên, giá thịt lợn – loại thực phẩm phổ biến nhất ở Trung Quốc – đã giảm giá 12 tháng liên tiếp, vì thế giá thịt lợn tăng lên 1 chút vì giá đậu tương tăng cũng không thể gây ra cú sốc cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên lựa chọn thông minh nhất của Trung Quốc sẽ là "án binh bất động". Mặc dù ông Tập thể hiện quan điểm ủng hộ toàn cầu hóa mạnh mẽ tại Davos và những diễn đàn quốc tế khác, cách tốt hơn là không trả đũa, để mặc ông Trump đưa ra những loại thuế mới và khiến người tiêu dùng Mỹ phải bỏ thêm tiền.
Khi đó những đồng minh của Mỹ - vốn đang hào hứng với những khoản vốn đầu tư khổng lồ của Trung Quốc (như tập doàn HNA trở thành cổ đông lớn của ngân hàng Đức Deutsche Bank) và cảm thấy mếch lòng vì cách tiếp cận cứng rắn của ông Trump – sẽ coi Bắc Kinh là 1 đồng minh thân thiện hơn.
Trong binh pháp Tôn Tử nổi tiếng của Trung Quốc, "không đánh mà thắng" được coi là 1 nghệ thuật chiến tranh đỉnh cao.