MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trước khi đứng "bên bờ vực phá sản", Vietnam Airlines đóng góp vào ngân sách ra sao?

Trước khi đứng "bên bờ vực phá sản", Vietnam Airlines đóng góp vào ngân sách ra sao?

Từng bình luận về tình thế khó khăn của Vietnam Airlines trong đại dịch, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói: "Doanh nghiệp nhà nước chính là tài sản của nhân dân thông qua sự quản lý của Chính phủ. Nếu để doanh nghiệp "chết", mất tài sản đó, chính là mất tài sản của dân, có khác gì làm thất thu thuế?".

Đến năm 2019, Vietnam Airlines đã có nhiều điểm sáng trong sản xuất kinh doanh. Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất cao nhất từ trước tới nay. Các khoản nộp ngân sách đạt 7.369 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018. Tính cả giai đoạn 2015 – 2019, Vietnam Airlines đã nộp ngân sách nhà nước 30.535 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu như trong giai đoạn 2015-2018, Vietnam Airlines luôn dẫn trước Vietjet về khoản nộp ngân sách, thì đến năm 2019, hãng hàng không quốc gia đã tụt xuống vị trí thứ 2.

Trong năm 2019, số tiền thu nộp ngân sách của Vietjet lên tới 9.023 tỷ đồng, vượt qua Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không nộp ngân sách cao nhất. Trong khi đó Bamboo Airways, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2019, đã đóng góp vào ngân sách số tiền 1.562 tỷ đồng.

Trước khi đứng bên bờ vực phá sản, Vietnam Airlines đóng góp vào ngân sách ra sao? - Ảnh 1.

Tổng hợp báo cáo thường niên

Khi Covid-19 xảy ra, nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh tới 34,5% - 65,9% so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019. Nguy hiểm hơn, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 trong giai đoạn cao điểm sát Tết đã khiến doanh thu của ngành hàng không đã giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020 (thời điểm sát Tết năm 2020 dịch chưa bùng phát). Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp cũng suy giảm và tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh toán.

Cùng với tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, tâm lý khách hàng trên khắp thế giới bị thay đổi, dự báo hoạt động vận tải hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021. Nếu như tình hình Covid-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024 hoạt động của ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước khi có dịch bệnh.

Hiển nhiên, việc ảnh hưởng đến doanh thu cũng gián tiếp làm giảm mức đóng góp của các hãng hàng không vào ngân sách nhà nước, đặc biệt là đối với Vietnam Airlines. Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có số lỗ của quý I/2021 ở mức 4.800 tỷ đồng, dự kiến 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch Đầu tư đánh giá, hãng này đang rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn.

Hiện tại số nợ phải của Vietnam Airlines trả quá hạn đạt tới 6.240 tỷ đồng và đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản trong khi các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỷ đồng của Chính phủ nên không cho công ty này giải ngân tiếp hoặc không gia hạn hoặc cấp tiếp hạn mức tín dụng.

Từng bình luận về tình thế khó khăn của Vietnam Airlines trong đại dịch, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói: "Doanh nghiệp nhà nước chính là tài sản của nhân dân thông qua sự quản lý của Chính phủ. Nếu để doanh nghiệp "chết", mất tài sản đó, chính là mất tài sản của dân, có khác gì làm thất thu thuế?".

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên