TS. Đinh Thế Hiển: Năm 2022 các doanh nghiệp bất động sản sẽ gặp khó khăn lớn về vốn
Ngay từ đầu năm, cơ quan quản lý đã có các chỉ thị yêu cầu các nhà băng sát sao với hoạt động tín dụng có rủi ro cao. Nhiều ngân hàng đã phát tín hiệu tạm dừng cho vay bất động sản. Với tình hình đó, các doanh nghiệp BĐS sẽ gặp khó khăn hơn về vốn.
- 30-03-2022Chuyên gia: Lạm phát sắp tới không đủ để tạo sóng bất động sản và chứng khoán
- 30-03-2022Việt Nam sẽ duy trì nới lỏng tiền tệ tới bao lâu?
- 30-03-2022Các ngân hàng bắt đầu siết mạnh cho vay bất động sản
-
Hệ thống ngân hàng đang phải đối mặt với nghịch lý thừa tiền. Trạng thái tín dụng đang khó mà bây giờ bị đột ngột dừng thì ngân hàng cũng khó chuyển tín dụng qua khách hàng mới. Quy định quá chặt sẽ vừa làm khó các ngân hàng vừa làm giảm tính thị trường của ngân hàng thương mại
-
Từ giờ đến cuối năm, mặc dù lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục giảm, nhưng người dân vẫn chọn gửi ngân hàng bởi so sánh đây vẫn là kênh “tạm” có lợi hơn cả
TS. Đinh Thế Hiển cho biết, ngân hàng và bất động sản là một cặp gắn bó và khó tách rời, mặc dù ngân hàng đã rất cố gắng tách mình khỏi hoạt động bất động sản để giảm thiểu rủi ro.
Trong quá khứ, bất động sản và ngân hàng gần như luôn luôn song hành. Thị trường chứng khoán đã từng có lúc được dẫn dắt luân phiên bởi cặp đôi này. Tuy nhiên, nhà đất cũng đã gây ra không ít khó khăn cho ngân hàng.
Điển hình như giai đoạn 2012-2013 khi mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt trước nguy cơ "đột quỵ" vì những khối "máu đông" từ hoạt động cho vay bất động sản. Tình trạng đó đã buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc và tách cặp đôi này ra, giải quyết các khoản nợ xấu và các ngân hàng cũng buộc phải tái cơ cấu để lành mạnh hóa hệ thống. Kết quả của những hoạt động này là khá tốt, với nợ xấu dần được giải quyết, thị trường bất động sản cũng đi vào ổn định trở lại.
Giai đoạn năm 2014 – 2015, để độc lập khỏi bất động sản, các ngân hàng đã đẩy mạnh mảng ngân hàng bán lẻ, cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian, các ngân hàng lại quay về với bất động sản.
Đến năm 2019, các cơ quan quản lý đã nhận thấy rủi ro vĩ mô đối với hoạt động cho vay bất động sản. Bộ tài chính cùng nhiều cơ quan ban ngành đã siết tín dụng ngân hàng đối với bất động sản.
Trong năm 2020, hầu hết các ngân hàng không đáp ứng được quy định về tỷ lệ cho vay bất động sản. Vì thế, các ngân hàng đã chuyển sang một hình thức khác đó là trái phiếu doanh nghiệp.
Đến năm 2021, sau khi cơ quan chức năng nhận thấy phần lớn trái chủ của các doanh nghiệp bất động sản là các nhà băng, hoạt động cho vay qua trái phiếu cũng đã được kiểm soát chặt chẽ hơn. Hoạt động tín dụng bất động sản từ đó dần dần được thắt chặt hơn.
Theo báo cáo từ NHNN, năm 2018, tăng trưởng tín dụng bất động sản là hơn 26%, nhưng sang đến 2020 chỉ còn khoảng 12%. Năm 2021, tăng trưởng tín dụng hoạt động cho vay nhà đất vẫn duy trì ở mức 12%.
Nói thêm về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, theo ý kiến chuyên gia Đinh Thế Hiển, hiện nay thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thực sự phát triển mặc dù ghi nhận con số tăng trưởng cao.
"Các trái phiếu mặc dù được phát hành đại chúng nhưng phần lớn vẫn được tiếp thị theo định hướng riêng lẻ và các nhà đầu tư cá nhân thuộc về số đông vẫn chưa tạo thành phong trào mua trái phiếu thay vì gửi ngân hàng".
Bên cạnh thị trường trái phiếu chưa thực sự ổn, trong năm nay, các ngân hàng đã bắt đầu siết tín dụng theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nước. Trước tiên là siết các công ty bất động sản lớn, sau là giám sát nghiêm ngặt vấn đề nợ xấu, không cho phép đảo nợ trá hình, không cho phép cố neo các xếp hạng nhóm nợ. Do vậy, theo TS. Đinh Thế Hiển, các doanh nghiệp vay nợ lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải gặp khó khăn khá lớn về vốn và không dễ phát hành trái phiếu nếu như Bộ Tài chính đã siết chặt vấn đề dùng vốn ngân hàng để mua trái phiếu.