MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ 1 người bị đánh giá không biết sale lại có thể đạt được KPI 120-140%, ứng viên tiết lộ kinh nghiệm chỉ gồm 3 từ: Đơn giản nhưng khó ai nhận ra

27-01-2024 - 13:41 PM | Sống

Nam ứng viên này đã khiến sếp nữ ấn tượng chỉ trong 30 giây gặp mặt.

Ngày nay, ngoại hình cũng quan trọng như kỹ năng và bằng cấp?

Trong tập 17 của chương trình Cơ hội cho ai, khán giả được chứng kiến màn tranh tài vô cùng gay cấn giữa 2 ứng viên ngang tài, ngang sức. Ứng viên Nguyễn Hữu Tuấn là chuyên viên kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Đồng thời anh cũng là mentor (người hướng dẫn) nhóm kinh doanh tại một ngân hàng top đầu ở Việt Nam.

Từ 1 người bị đánh giá không biết sale lại có thế đạt được KPI 120-140%, ứng viên tiết lộ kinh nghiệm chỉ gồm 3 từ: Đơn giản nhưng khó ai nhận ra - Ảnh 1.

Chủ động, lì đòn, khác biệt là những từ miêu tả về bản thân chàng trai này. Sau gần 3 năm công tác bán sản phẩm tài chính với phân khúc khách hàng doanh nghiệp. Từ 1 nhân viên bị đánh giá không có khả năng làm sale, anh đã trở thành nhân viên xuất sắc nhiều kỳ liên tiếp, với KPI đạt 120-140%.

Kết quả này đến từ sự khác biệt và sáng tạo. Những chiến lược kinh doanh đi ngược với số đông nhưng đem lại kết quả cao cho tổ chức. “Tôi tin rằng ngày nay nếu có kết quả kinh doanh xuất sắc, chúng ta cần sự khác biệt. Phương châm sống của tôi là đừng làm điều lớn để trở thành người giỏi. Hãy trở thành người giỏi để làm điều lớn”, ứng viên Hữu Tuấn chia sẻ.

Đối đầu với nam ứng viên này là Ngọc Yến, cử nhân khoa Giáo dục Mầm non. Cô đã có 6 tháng hoạt động tại trường mầm non. Sau 3 tháng, cô được bổ nhiệm làm cố vấn chuyên môn. Vì muốn thử thách bản thân mình trong những lĩnh vực mới hơn nên cô rẽ hướng trở thành tiếp viên hàng không, chuyên viên kinh doanh, người mẫu tự do.

“Với 8 năm kinh nghiệm và học tập của mình, tôi tự tin ứng tuyển mình vào vị trí trưởng nhóm kinh doanh và trưởng nhóm Marketing”, Ngọc Yến nói.

Từ 1 người bị đánh giá không biết sale lại có thế đạt được KPI 120-140%, ứng viên tiết lộ kinh nghiệm chỉ gồm 3 từ: Đơn giản nhưng khó ai nhận ra - Ảnh 2.

Sau phần giới thiệu bản thân, 2 ứng viên sẽ bước vào vòng đối mặt. Tại đây, họ đã tranh biện về chủ đề: “Bạn có đồng ý với quan điểm: Ngày nay, ngoại hình cũng quan trọng như kỹ năng và bằng cấp?”

Ngọc Yến hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Cô khẳng định ngoại hình được nhắc đến ở đây không có nghĩa là phải đẹp như hoa hậu, đơn giản chỉ là cách ăn mặc chỉn chu, 1 mái tóc gọn gàng… làm sao khi người ta nhìn vào sẽ ấn tượng với bạn. Cô lấy ví dụ trong vòng phỏng vấn có 2 ứng viên với trình độ, kiến thức và kỹ năng ngang nhau thì người có ngoại hình ưa nhìn hơn chắc chắn sẽ được chọn vào vòng tiếp theo.

“Đối với tôi, công việc trước đó là 1 tiếp viên hàng không. Ở ngay vòng đầu tiên, tôi đã cần phải đạt các điểm về ngoại hình. Lúc đó chưa cần biết kiến thức của bạn như thế nào nhưng nếu ngoại hình không đạt yêu cầu thì đã không được tuyển chọn làm tiếp viên hàng không”, nữ ứng viên nói.

Song song với việc ngoại hình, Ngọc Yến vẫn khẳng định ứng viên vẫn cần trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng.

Từ 1 người bị đánh giá không biết sale lại có thế đạt được KPI 120-140%, ứng viên tiết lộ kinh nghiệm chỉ gồm 3 từ: Đơn giản nhưng khó ai nhận ra - Ảnh 3.

Như nữ ứng viên, Hữu Tuấn cũng khẳng định ngày nay ngoại hình quan trọng như bằng cấp và kỹ năng. “Ngoại hình tạo cho chúng ta sự tự tin trong việc tham gia các hoạt động xã hội cũng như kinh doanh. Từ đó, hiệu suất công việc gia tăng. Chúng ta có thể tự tin hơn trong đàm phán, tự tin ở đám đông.

Việc có ngoại hình, bạn sẽ gia tăng được cơ hội nghề nghiệp. Khi 1 người có ngoại hình ưa nhìn luôn luôn tạo được thiện cảm tích cực ngay từ lần gặp đầu tiên. Chính vì vậy, nó tạo nên cơ hội nghề nghiệp rất lớn.

Sở hữu ngoại hình đẹp cũng thể hiện tính chuyên nghiệp. Trong môi trường doanh nghiệp, sự chăm sóc về ngoại hình cũng là yếu tố nói nên văn hóa chuyên nghiệp, cũng như sự đầu tư, nghiêm túc với công việc.

Ngoại hình tạo nên thương hiệu cá nhân. 1 người có ngoại hình tốt thì giúp gia tăng cơ hội tiếp xúc với khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Ngày nay, ngoại hình được đánh giá ở một số ngành nghề. Ví dụ như ngành nghề liên quan giải trí, truyền thông, thời trang, sắc đẹp”, nam ứng viên trình bày.

Kết thúc phần tranh biện của mình, Hữu Tuấn không quên khẳng định ngoại hình quan trọng. Song mỗi người vẫn cần phát triển cả 3 yếu tố, ngoại hình, bằng cấp và kỹ năng.

Sếp nữ ấn tượng với nam ứng viên ngay từ 30 giây đầu tiên

Để đi tiếp vào phần chinh phục, Nguyễn Hữu Tuấn là người được chọn với 5/7 sếp bình chọn. Trong vòng này, sếp Ngọc Lan khẳng định đã ấn tượng với nam ứng viên này từ 30 giây đầu tiên. Vị chủ tịch của tập đoàn giáo dục Atlantic cũng đã đặt câu hỏi sâu hơn cho anh về việc chủ động, lì đòn, khác biệt như thế nào để từ 1 nhân viên không biết sale có thể đạt được mức KPI 120-140%.

“Từ khi còn là nhân viên, tôi đã có sự chủ động trong việc đặt mục tiêu, bao nhiêu năm làm việc phải lên được vị trí. Tôi chủ động trong việc học hỏi, hoàn thành công việc của mình. Sau một thời gian làm việc, tôi cũng chủ động đề xuất với ban lãnh đạo để mình có những định hướng tốt hơn.

Về sự lì đòn, đó là sự không bỏ cuộc, cam kết theo đuổi mục tiêu đến cùng. Tôi còn lì đòn trong việc bám đuổi và kết nối xây dựng khách hàng.

Cách triển khai công việc của tôi là không đi theo số đông. Thông thường, mọi người sẽ liên hệ với khách hàng vào giờ hành chính. Nếu tôi cũng liên hệ trong thời điểm đó thì khó được khách hàng nhớ đến. Vì thế, tôi đã kết nối với khách hàng vào thời điểm khác trong ngày như buổi tối. Như vậy, khách hàng sẽ nhớ đến mình nhiều hơn. Khi đó thông tin mình chia sẻ sẽ được khách hàng đón nhận tốt hơn”, Hữu Tuấn mô tả.

photo-1706330621769

 Sau khi lắng nghe phần chia sẻ này, sếp Ngọc Lan mong muốn nam ứng viên gia nhập Atlantic với vị trí leader hoặc có thể tiến lên trưởng phòng hoặc giám đốc kinh doanh trong tương lai.

Nhận ra tài năng của nam ứng viên này, lần lượt các sếp Hữu Tiến, Trung Dũng, Trung Hiếu cũng bật đèn xanh để đưa ứng viên này tiếp tục bước vào vòng 3. Theo đó, sếp Nguyễn Trung Hiếu đưa ra mức lương 18 triệu đồng cho vị trí trưởng nhóm kinh doanh kênh HORECA (kênh bán hàng các sản phẩm phục vụ, khách sạn). Tương đương với mức lương này, sếp Nguyễn Trung Dũng mong muốn tuyển ứng viên này cho vị trí trưởng nhóm kinh doanh khách hàng doanh nghiệp. Đưa ra mức lương cao hơn, 18.888.888 đồng, sếp Hữu Tiến đề xuất vị trí trưởng nhóm kinh doanh kênh nhà thuốc.

Vì có ấn tượng mạnh với Hữu Tuấn, sếp Ngọc Lan đã đưa ra mức lương 20 triệu đồng cho vị trí trưởng nhóm tư vấn giáo dục.

Từ 1 người bị đánh giá không biết sale lại có thế đạt được KPI 120-140%, ứng viên tiết lộ kinh nghiệm chỉ gồm 3 từ: Đơn giản nhưng khó ai nhận ra - Ảnh 5.

Tuy nhiên, cuối cùng, nam ứng viên nay lại lựa chọn đầu quân cho sếp Trung Hiếu tại công ty CP Đầu tư Sản xuất Bảo Ngọc. Chia sẻ về quyết định này, nam ứng viên cho rằng Bảo Ngọc đang là thương hiệu lớn trên thị trường của ngành FMCG. Định hướng công ty lại muốn phát triển mảng mới, kênh HORECA. Là 1 người trẻ, anh muốn tiên phong cho lĩnh vực mới này.

Đinh Anh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên