Từ 2 ca bệnh mắc Covid-19 ở Đà Nẵng: BS Trương Hữu Khanh nhắc 2 bài học cho người Việt
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh ca bệnh 416 chắc chắn là virus mới xâm nhập vào Việt Nam và chúng ta đã lơ là bỏ khẩu trang quá sớm.
- 21-03-2020BS Trương Hữu Khanh: Có nên mở dịch vụ xét nghiệm Covid-19 cho người cách ly tại nhà?
- 18-03-2020Đại dịch Covid-19: Bs Trương Hữu Khanh giải thích vì sao có người "lướt qua" bệnh tật nhanh chóng có người lại tử vong, chìa khóa nằm ở 1 điều này
- 27-02-2020Chân dung “hiệp sĩ phá dịch”, bác sĩ Trương Hữu Khanh: Từ "kẻ gàn dở" của ngành y tới danh hiệu Thầy thuốc ưu tú, cứu giúp cho vô số người
Qua 2 ca bệnh 416 và 418 ở Đà Nẵng, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng Việt Nam rút ra được hai bài học:
Thứ nhất, kiểm soát ca nhập cảnh đường bộ
Bác sĩ Khanh cho biết hai bệnh nhân mới tại Đà Nẵng có yếu tố lây nhiễm cộng đồng. Nguồn lây mới xuất hiện gần đây chứ không thể có trường hợp nguồn lây ẩn trong cộng đồng từ rất lâu rồi. Hơn nữa, trong thời gian qua không ghi nhận các trường hợp dương tính, viêm phổi nặng hàng loạt hoặc tử vong do bệnh đường hô hấp. Vì thế, có thể khẳng định nguồn lây là từ bên ngoài lọt vào.
Theo bác sĩ Khanh, số bệnh nhân nhiễm mới và tử vong vẫn chưa có xu hướng dừng lại, đặc biệt tăng nhanh tại các quốc gia lớn như Mỹ, Canada… Ngay sát biên giới Việt Nam, số ca nhiễm tại Trung Quốc cũng không có dấu hiệu dừng lại.
Dù kiểm soát chặt tình hình dịch nhưng trên thế giới, số ca nhiễm vẫn tăng cao. Dù qua 100, 200 hay 1000 ngày, khi tình hình dịch thế giới chưa kiểm soát được, việc chúng ta ghi nhận ca mắc trong cộng đồng là điều dễ hiểu, không bất thường.
"Việc ghi nhận bệnh nhân trong cộng đồng là vấn đề tất yếu vì chúng ta chỉ có thể kiểm soát, khống chế, chưa thể triệt tiêu triệt để", bác sĩ Khanh nói thêm.
Với sự xuất hiện của các ca bệnh trong cộng đồng, BS Khanh cho biết người dân chưa cần lo lắng quá vì khi các ca bệnh rải rác, chúng ta sẽ thực hiện cách ly, khoanh vùng, dập dịch tốt vẫn có thể kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, điều đáng lo là tình hình dịch trên thế giới chưa được kiểm soát trong khi Việt Nam có đường biên giới với các nước láng giềng quá dài.
"Nhiều ca nhập cảnh không kiểm soát được sẽ lây nhiễm ra cộng đồng. Việc truy tìm F0 trở nên khó khăn", BS Khanh nói. Giả sử trong nhóm người nhập cảnh trái phép có người lành mang trùng. Trong thời gian này, họ lây truyền virus trong cộng đồng. Khi được phát hiện và làm xét nghiệm, họ khỏi bệnh và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, người trong cộng đồng lúc này có thể đã nhiễm bệnh. Chính vì thế, việc kiểm soát các ca nhập cảnh đường bộ là cực kỳ quan trọng.
Hiện vẫn chưa xác định được nguồn lây từ ca ở Đà Nẵng
Một thực tế từ trước tới nay các ca trong cộng đồng đều phát hiện từ cơ sở y tế. Người bệnh có các triệu chứng lâm sàng, ho, khó thở nhanh vào viện và nghi nhiễm Covid-19 đều được xét nghiệm. Bác sĩ Khanh cho rằng cũng không nên lơi là môi trường trong khuôn viên của bệnh viện.
Thứ hai, cần ghi nhớ điệp khúc đeo khẩu trang và rửa tay
Người nhà của bệnh nhân được đưa đi cách ly
Theo bác sĩ Khanh, ca ở Đà Nẵng có thể sẽ gây tâm lý mệt mỏi, lo lắng, hoang mang nhưng lại cho chúng ta bài học việc vẫn phải thực hiện như đeo khẩu trang, rửa tay để phòng ngừa dịch bệnh. Nếu làm tốt việc đeo khẩu trang thì dịch sẽ dừng lại ở 1 ca, 1 gia đình.
Bác sĩ Khanh cho rằng nguồn lây ca F0 của mình thường xuất hiện ở bệnh viện vì thế khi vào bệnh viện cần phải đeo khẩu trang.
Ai cũng nên biết rằng mỗi cá thể có một vai trò trong việc phát triển kinh tế xã hội và phòng dịch. Mọi người mang khẩu trang đúng thì không lo virus tấn công. Mang khẩu trang phòng ngừa cho chính mình và gia đình. Đi ra ngoài về cần rửa tay thật sạch bởi vì bất cứ ai cũng có thể là người mang mầm bệnh.
Pháp luật & Bạn đọc