Từ câu chuyện nội chiến gia đình vì chữ "tiền" đến bí mật dạy con thành công đáng ngẫm: "Nếu con cái tài giỏi hơn tôi, để lại tiền cho chúng là không cần thiết. Nếu chúng bất tài, tiền nhiều chỉ làm hư chúng"
Quan điểm "cố gắng làm lụng vất vả để con cái được sống sung sướng về sau" của nhiều bậc phụ huỵnh lại là cái bẫy những đứa con vào cửa chia rẽ, cấu xé lẫn nhau.
- 19-04-2020Người đàn ông từ con trai của chủ trang trại nuôi lợn trở thành tỷ phú giữa dịch Covid-19
- 17-04-2020Áp dụng nguyên tắc 3C này, phụ huynh sẽ không còn phải đau đầu vì con cái cứ dán mắt vào màn hình suốt kỳ nghỉ tránh dịch
- 17-04-2020Bài viết cảm động của người cha có con gái là du học sinh không về nước: Con là sinh viên cuối cùng bước ra khỏi cổng trường trước khi nó bị đóng cửa vào ngày mai, bố ạ!
Bác sĩ Anh Nguyễn là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực" có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho các mẹ trên trang cá nhân được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Mới đây, trên trang cá nhân, bác sĩ Anh Nguyễn đã chia sẻ câu chuyện "Bí mật dạy con thành công" khiến rất nhiều người tâm đắc:
Ảnh chụp màn hình.
Khi nhắc đến gia đình cố Thủ Tướng Singapore Lý Quang Diệu, không có khuyết điểm gì về học vấn và sự tài năng của ông và phu nhân và cả những đứa con trai, con gái, thậm chí cả những con dâu của ông bà. Tuy nhiên, mặc dù ông Lý Quang Diệu đã mất hơn 5 năm, nhưng "cuộc chiến" gia tộc tranh giành danh lợi của những người con của ông vẫn còn tiếp tục và tốn kém nhiều giấy mực của những mặt báo lớn đến tận hôm nay.
Chắc chắn ông bà Lý Quang Diệu không phải là cha mẹ tồi! Họ là những người được giáo dục rất tốt và triết lý sống của ông có sức ảnh hưởng không chỉ dân chúng Singapore mà tất cả ai trên thế giới từng biết đến ông đều ngưỡng mộ.
Đừng nói là con cái họ không được học hành! Tất cả con trai con gái và con dâu của ông bà không chỉ được học hành, mà còn được học hành ở những trường danh giá bậc nhất của thế giới. Hơn nữa, họ đều là những nhà lãnh đạo xuất sắc từ chính trị, y học đến kinh doanh. Dĩ nhiên họ đủ hiểu biết việc gì sai việc gì đúng trong mọi quyết định của họ. Vậy tại sao cuộc chiến gia tộc lại diễn ra? Thậm chí đang đi ngược lại triết lý giáo dục của cha mình.
Không chỉ gia tộc của ông Lý Quang Diệu, mà còn nhiều gia tộc khác ở Châu Á và cả ở VN, cũng xảy ra "nội chiến". Những cuộc hôn nhân ra đi, cũng trở thành cuộc chiến tranh giành. Kết quả là gì? Đó là sự chia rẽ, về nghĩa bóng và nghĩa đen. Danh tiếng, tiền của gia tộc đã được chia 5 sẻ 7. Tình cảm anh em, vợ chồng, con cái còn lại chỉ là sự hận thù, không nhìn mặt nhau.
Lý Quang Diệu chắc không thể ngờ rằng sau khi ông qua đời, ba người con ông lại trở mặt chống nhau. (Trái qua: ông Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long, Lý Hiển Dương và Lý Vỹ Linh trong đám tang bà Kha Ngọc Chi).
Một tập đoàn vốn hùng mạnh có thể vươn xa tầm thế giới, sau nội chiến chỉ còn lại 1 cơ sở địa phương nhỏ bé, 1 con người vĩ đại hàng triệu người kính trọng và giờ đây báo chí chỉ còn viết về con cái của ông tương tàn như thế nào, triết lý giáo dục của ông giờ còn đâu. Nguyên lý đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, tại sao chúng ta vẫn không hiểu.
Câu trả lời phần lớn nằm ở 1 chữ "tiền của", cách mà những cha mẹ người Châu Á chúng ta vẫn quan điểm: "cố gắng làm lụng vất vả để con cái được sống sung sướng về sau".
Suy nghĩ này sai lầm là ở chỗ, tiền của cha mẹ để dành tích góp được là mục tiêu để con cái họ phấn đấu, nhưng không phải phấn đấu để làm nó to bự hơn, mà phấn đấu để giành lấy nó. Nó là cái bẫy chuột cha mẹ nghĩ là đang thương con cái, nhưng hóa ra là đang bẫy những đứa con của mình vào cửa chia rẽ, cấu xé lẫn nhau.
Thay vì, mỗi đứa trẻ nỗ lực để phấn đấu tạo ra tiền của do chính bản thân chúng và chúng hiểu được giá trị của lao động, thậm chí hiểu được giá trị lao động của cha mẹ chúng. Đồng tiền này là đồng tiền bền vững.
Tôi từng có 1 người bạn cùng phòng có bố là triệu phú người Anh, nhưng ở chung với cậu ta hơn 4 năm, tôi mới chỉ nhận ra điều đó ở lễ tốt nghiệp. Vì nhìn cậu ta ăn mặc đồ Primark (nhãn hiệu rẻ tiền dành cho sinh viên ở Anh), tiết kiệm từng đồng đi xe bus, mua đồ rất chi tiêu, thậm chí còn đôi lúc mượn tiền tôi để mua sách, đi chạy bàn ở các quán.
Người bố chỉ cho anh ta số tiền tiêu chuẩn mỗi tháng, tiền học anh ta mượn Chính phủ, còn lại chi tiêu khác là anh ta tự nỗ lực. Người bố đã có cách dạy con rất hay và giúp cậu ta tự tạo ra đồng tiền, từ đó học được những kỹ năng giao tiếp, quản lý và kiểm soát chi tiêu, tự phát triển.
Khi ra trường, cậu ta tự mở start-up về cung cấp nguyên liệu sẵn và thực đơn sẵn giao tận nhà cho người Anh (họ vốn rất lười nấu ăn, và nấu theo công thức). Gần đây nhất, tôi gặp lại cậu ta, kinh doanh của cậu rất thành công và đã được đầu tư, nhưng chưa bao giờ bố cậu chi 1 đồng vào kinh doanh của cậu.
Bí mật dạy con
Phần lớn cha mẹ suy nghĩ kiếm tiền để cho con sung sướng, đủ đầy. Đúng, tiền của là vật chất cần cho sự giáo dục, nhưng bạn cần rõ ràng 3 giá trị của nó:
1. Giá trị đầu tư: Dùng tiền vào đầu tư giáo dục để con cái bạn có cái học để tăng hiểu biết.
2. Giá trị cho đi: Dùng tiền vào sự cho lại xã hội, đừng cho con cái. Con cái bạn có thể tạo ra của cải riêng nó. Đó là cái mà nó dành 60 năm cuộc đời để sống hạnh phúc, cống hiến hết mình. Chứ đừng dùng tiền làm cái bẫy chuột. Dù gia đình bạn có 1 đứa con. Cái bẫy chuột này vẫn dính nó.
Hiểu được giá trị này, không ít tỷ phú Hong Kong đã sống hạnh phúc bên con cháu hoặc những người thân trong gia đình khi họ quyết định bỏ tất cả tiền của cả đời của họ vào các quỹ xã hội. Đó là tấm gương của diễn viên nổi tiếng Châu Nhuận Phát (quyên 100% tài sản của mình-700 triệu đô) dù ông vẫn còn sống. Tỷ phú Bành Diệu Niên, người đã chuyển toàn bộ 2 tỷ đô cho quỹ từ thiện khi mất, đã nói: "Nếu con cái tài giỏi hơn tôi, để lại tiền cho chúng là không cần thiết. Nếu chúng bất tài, tiền nhiều chỉ làm hư chúng".
Tiền là con dao 2 lưỡi là vậy.
3. Tiền không mua được thời gian của bạn dành cho con cái. Đừng mải lo kiếm tiền, mà không nói với con cái vợ chồng được 1 câu ý nghĩa. Tình cảm cần vun đắp mỗi ngày. Nếu bạn không muốn cô độc khi về già thì hãy dành thời gian cho gia đình.