Từ chàng tài xế đến ông trùm thép Dubai, điều hành công ty doanh thu 7.000 tỷ đồng/năm: Quyết tâm khởi nghiệp nhờ... xem phim Bollywood, đúc kết 3 lời khuyên 'quý hơn vàng'
Khó tin nhưng nhờ cảm hứng mạnh mẽ từ phim ảnh, chàng thanh niên Ấn Độ làm việc 14 tiếng/ngày đã thành công khởi nghiệp trở thành "người đàn ông thép" từ số tiền tiết kiệm ít ỏi.
- 18-12-2022Thường xuyên đăng 3 điều này lên mạng xã hội là dấu hiệu của người EQ thấp
- 17-12-2022Thần đồng 5 tuổi nói tiếng Anh lưu loát, 13 tuổi đỗ ĐH danh giá: Thành công từ cách giáo dục khác biệt của gia đình, 'tuột dốc' đáng tiếc vì một nguyên do
- 17-12-20223 yếu tố giúp thăng tiến thuận lợi
- 16-12-2022New York tấc đất tấc vàng, giá thuê nhà lên tới 120 triệu đồng/tháng, vì sao vẫn có một nơi bỏ không ai ở?
- 14-12-2022Cách 'bố hổ' dạy Son Heung-min khổ luyện thành tài: Không bao giờ khen con, nghiêm khắc đến mức khó tưởng tượng, cấm con kết hôn cho đến khi giải nghệ
Cảm hứng khởi nghiệp đến từ phim ảnh
Mỗi người chúng ta luôn tìm nguồn cảm hứng từ ai đó hoặc điều gì đó để thúc đẩy cuộc sống bản thân. Đối với Bharat Bhatia, người được mệnh danh là “ông trùm" thép Dubai thì đó là huyền thoại Bollywood Amitabh Bachchan.
Khó tin nhưng nếu không có nam diễn viên người Ấn Độ và những bộ phim, Bhatia tin rằng mình sẽ không bao giờ bước ra khỏi vùng an toàn để thành công như hiện tại mà mãi mãi chỉ là một chàng trai làm công ăn lương.
“Phim của Amitabh Bachchan đã dạy một người phải tự lập và sống sao cho xứng đáng với chính mình. Giọng nam trung của anh ấy vang lên bên tai tôi mỗi ngày, thôi thúc tôi làm điều gì đó khác biệt và đó là lý do tôi có được ngày hôm này”, Bhatia chia sẻ.
Bharat Bhatia 54 tuổi, hiện là Giám đốc điều hành của Conares - một doanh nghiệp sản xuất thép ở Dubai đạt doanh thu hàng năm 1,2 tỷ Dh (hơn 7.000 tỷ đồng) với mục tiêu đạt 2,2 tỷ Dh (hơn 14.000 tỷ đồng) trong một năm nữa. Chỉ riêng tài sản của công ty đã trị giá ít nhất nửa tỷ đô la còn tài sản ròng cá nhân của ông lên tới hàng triệu đô la.
Trước đó 36 năm, chàng trai Bhatia 18 tuổi đến Dubai với công việc đầu tiên là lái xe bán tải và nhân viên bán hàng. Vũ trụ dường như đã có kế hoạch khác cho Bhatia, nhưng mọi thứ đều cần có thời gian và khi anh đủ trưởng thành.
“Tôi đến Dubai để làm người bán hàng và tài xế đón khách cho một cửa hàng kim khí. Chủ của tôi cũng sở hữu một cửa hàng may mắc và tôi làm việc ở đó mỗi tối. Ngày nào cũng vậy, từ 7h sáng đến 11h đêm với mức lương 1.500 Dh/tháng (~9 triệu đồng). Nhưng tôi vẫn rất vui và sẵn sàng làm mọi việc”, Bhatia hồi tưởng.
Thực tế, gia đình Bhatia không hề nghèo khó. Bố ông kinh doanh bất động sản và tạo nên thành công cho cả dòng họ. Vậy nên để thuyết phục bố cho mình đến Dubai làm lái xe, Bhatia gặp rất nhiều trở ngại.
“Bố tôi không hài lòng lắm với ý tưởng đó. Nhưng khi xem đủ phim của Amitabh Bachchan, tôi biết mình được truyền cảm hứng để trở thành một người tự lập và tự mình đạt được thành công. Và thế là tôi rời nhà năm 18 tuổi để đến với vùng đất của những cơ hội”, Bhatia nói.
Bharat Bhatia (phải) và thần tượng Amitabh Bachchan (trái)
3 lời khuyên của "người đàn ông thép"
Bước ngoặt đến khi 4 năm sau, bố của Bhatia đưa ra tối hậu thư yêu cầu ông trở về Ấn Độ để đính hôn. “Nếu không yêu cầu sếp của con tăng lương lên 5.000 Dh (~32 triệu đồng) thì tốt nhất là nên về nhà”, bố Bhatia nói.
Ngày hôm sau, ông thu hết can đảm để nói chuyện với ông chủ của mình, đề nghị tăng lương lên 5.000 Dh nhưng người này ngay lập tức từ chối. Dù Bhatia sau đó chỉ yêu cầu tăng 200 Dh nhưng ông chủ vẫn quả quyết nói không. Bhatia nhận ra mình nên nộp hồ sơ và tìm một công việc khác.
Lúc này ông chỉ có 7.500 Dh tiền mặt tiết kiệm được (~48 triệu đồng) và 5.000 Dh trang sức bằng vàng. Dù sao Bhatia cũng không cảm thấy tiếc nuối khi rời đi. “Ông chủ đã dạy tôi nhiều nguyên tắc kinh doanh, cách để đối phó với khách hàng và tạo dựng tên tuổi trên thị trường. Ông là một doanh nhân thành đạt còn khi ấy tôi chỉ là một thanh niên còn chưa học đại học. Ông đã giúp tôi rất nhiều và tôi sẽ mãi biết ơn vì điều đó”, Bhatia chia sẻ.
Bhatia vẫn nhớ một ngày nọ ông bị thương ở chân nên quyết định đi dép hở ngón chân đến văn phòng thay vì giày thông thường. Ngay lập tức ông chủ yêu cầu anh phải đi giày hoặc về nhà. Sự cầu toàn và những nguyên tắc kinh doanh của ông chủ cũ vẫn được Bhatia áp dụng đến ngày nay.
Bhatia đã quay lại Ấn Độ tìm việc nhưng chỉ trong vòng một năm, công ty đó phá sản. Bhatia cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác nên ông quyết định trở lại Dubai, thành lập công ty riêng của mình từ số tiền tiết kiệm. Sau khi lo các chi phí cần thiết, ông chỉ còn 20 Dh (hơn 100.000 đồng) trong túi.
“Để bắt đầu công việc kinh doanh của mình, tôi vay tiền từ nhà cung cấp và giành được hợp đồng đầu tiên. Tôi đã bán được đơn hàng và trả lại tiền cho nhà cung cấp. Còn lại một ít lợi nhuận tôi dùng để để tái đầu tư. Tôi đã phát triển công việc kinh doanh của mình theo cách này kể ngày đầu tiên”, Bhatia cho biết.
Bhatia thường được gọi là “người đàn ông thép”, hay ông trùm thép Dubai khi điều hành doanh nghiệp hoạt động hiệu quả với hơn 750 nhân viên. Theo Bhati, những doanh nhân và cả những người đang mong muốn khởi nghiệp “đừng bao giờ ngừng mơ lớn”. “Thậm chí đến tận hôm nay, bạn bè tôi vẫn nói rằng tôi nên cảm ơn Chúa vì ông chủ đầu tiên đã từ chối tăng lương. Và đó là cơ hội để tôi bước vào hành trình thực hiện hoá giấc mơ của mình”, CEO người Ấn Độ chia sẻ.
Bhati khuyên mọi người hãy luôn ghi nhớ giá trị cốt lõi của bản thân và của cả doanh nghiệp. “Sẽ có rất nhiều cám dỗ, nhưng đừng đi chệch khỏi hoạt động kinh doanh cốt lõi của bạn. Chạy theo những điều tưởng chừng hấp dẫn ấy sẽ chỉ làm doanh nghiệp thêm hỗn loạn và rối rắm thôi”.
“Ông trùm" thép Dubai cũng hy vọng khi các doanh nhân đã đạt đến một thành công nhất định, hãy hướng tới sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sẽ luôn có cách nếu bạn thực sự muốn điều đó. “Gia đình tôi làm việc trong công ty và tham gia chặt chẽ vào công việc kinh doanh. Tại văn phòng và nhà máy, chúng tôi giữ mối quan hệ chuyên nghiệp nhưng sẽ luôn cố gắng có những kỳ nghỉ vui vẻ bên nhau”, Bhati cho biết.
Nhịp sống thị trường