Từ chuyện chi 30 triệu/tháng cho con trai 7 tuổi đi học: Làm sao để kiểm soát các khoản chi cho giáo dục khi mùa tựu trường đến?
Mỗi lần chủ đề về việc nuôi một đứa trẻ ngày nay "tốn kém" như thế nào nổi lên, người ta lại thấy các bà mẹ liệt kê những khoản chi cho con cái lên đến hàng chục triệu đồng/tháng. Trong đó, chi phí cho học tập là khoản chi lớn nhất.
- 20-08-2021Ý thức về tiền bạc của người trưởng thành: Không có tiền chỉ có thể nói chuyện suông, có tiền mới mạnh dạn nói về lý tưởng
- 19-08-2021Tài vận 12 con giáp vào Rằm tháng 7 âm lịch: Người tiền bạc dồi dào còn hơn tháng trước, người rơi vào bế tắc và cần phải lạc quan
- 17-08-2021Ở đỉnh cao sự nghiệp, nhạc sĩ 43 tuổi giải nghệ về "ẩn dật", sáng tạo hơn 100 "ngôi nhà độc bản" tặng con gái: Tiền bạc, danh vọng không thể sánh bằng tình cảm gia đình!
- 11-08-2021Từ 20 – 60 tuổi cần có chiến lược quản lý tiền bạc, làm càng tốt càng sớm "tự do": 20 lập kế hoạch, 30 đầu tư, 40 mở rộng kinh doanh và tuổi nào cũng cần điều này
Gần đây, trước câu hỏi: 5 triệu có đủ để nuôi một đứa trẻ trong một tháng không, Quỳnh Lương - mẫu lookbook quen mặt kiêm nữ chính nhiều MV Vbiz đã có chia sẻ đáng chú ý. Tiền học phí của con trai cô đã ngót nghét 24 triệu/tháng, tiền thuê gia sư 4 triệu, tổng tiền học là gần 28 triệu/ tháng. Ngoài ra những khoản chi phí cố định khác như tiền sữa, ăn cũng không hề nhỏ.
Quỳnh Lương cho biết cô chưa tính những khoản như tiền trái cây, tiền quần áo, đồ chơi, sách vở, giày dép, đi chơi,... và chi phí phát sinh như khám bệnh, thuốc thang, tiêm chủng,...
Những câu chuyện này chia sẻ góc nhìn về việc nhiều bậc cha mẹ ngày nay phải vật lộn với chi phí học tập và giáo dục cơ bản ngày càng tăng. Tất cả những vấn đề này chiếm một phần lớn ngân sách của gia đình và cần được cân nhắc tới khi bạn thực hiện việc quản lý tài chính.
Với những bậc cha mẹ đang phải vật lộn để kiếm sống, mỗi gia đình cần học cách quản lý ngân sách hiệu quả hơn. Việc này sẽ giúp bạn chuẩn bị cho những khoản chi tiêu phát sinh ở trường, mà thường là nằm ngoài dự kiến của bạn.
THEO DÕI DANH SÁCH CÁC KHOẢN CẦN CHI
Hệ thống giáo dục công tại Việt Nam đã miễn học phí cấp tiểu học, các cấp học cao hơn có mức học phí không nặng nề, nhưng ngoài học phí, chắc chắn bạn sẽ phải dành tiền cho các khoản chi khác buộc phải có trong ngân sách của mình. Còn nếu học trường tư, để chuẩn bị trước và sẵn sàng cho mỗi năm học sắp đến, cha mẹ rất nên tạo một danh sách "điểm mặt gọi tên" tất cả các khoản chi phí tựu trường có thể có.
Để chuẩn bị trước và sẵn sàng cho mỗi năm học sắp đến, cha mẹ rất nên tạo một danh sách "điểm mặt gọi tên" tất cả các khoản chi phí tựu trường
Học phí. Bạn sẽ cần phải tìm hiểu xem liệu trường học của con bạn có cung cấp các lựa chọn thanh toán linh hoạt và áp dụng cho các khoản thanh toán nhỏ hay không? Các trường tư đều yêu cầu phí hồ sơ, phí ghi danh, hoặc đóng trước một khoản cụ thể để con bạn bắt đầu vào năm học. Bạn sẽ cần phải kiểm tra những thông tin này ở trường học của con mình để có thể chuẩn bị và tiết kiệm trước.
Đồ dùng học tập. Sách, đồ dùng học tập cơ bản và thậm chí cả nhu cầu về máy tính xách tay khi đi học phải được tính vào. Bởi những công cụ này sẽ đặc biệt quan trọng đối với việc học tập và kết quả học tập nói chung của con bạn, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh cần học tập online.
Đồng phục. Trường học có thể yêu cầu học sinh mặc đồng phục của trường. Bạn sẽ cần phải dành một khoản ngân sách cho việc này, đặc biệt là vào đầu năm học.
Xe đưa đón. Phí xe buýt của trường hay là khoản phí khi hằng ngày gia đình bạn sử dụng giao thông công cộng để đến trường và về nhà cũng sẽ cần được liệt kê vào danh sách các chi phí bổ sung.
Ăn trưa và ăn nhẹ. Một số trường có thể cung cấp bữa trưa tại trường, điều này bạn nên cân nhắc với ngân sách của mình. Mặc dù việc chuẩn bị cho con bạn bữa trưa ở nhà có thể giúp bạn tiết kiệm, nhưng khoản này vẫn cần được tính vào ngân sách bạn dành cho việc chi tiêu theo tuần hoặc theo tháng.
Các chuyến đi thực tế/tham quan/cắm trại. Hầu hết các chuyến đi thực tế ở trường là bắt buộc và thường là một phần quan trọng trong chương trình học của con bạn.
Chi phí học thêm và học ngoại khóa. Tùy thuộc vào sở thích và đam mê của con bạn, bạn có thể sẽ cần trả tiền cho các buổi học nghệ thuật và khiêu vũ, cũng có thể là những buổi học gia sư hoặc các tiết học về âm nhạc, những thứ đóng vai trò lớn trong quá trình phát triển bản thân của chúng.
Cha mẹ Việt luôn sẵn sàng chi lớn cho việc học tập của con cái, nhưng hãy luôn có sự kiểm soát chi phí.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ GIÁO DỤC?
Bạn có thể giảm thiểu chi phí khi con cái quay lại trường học bằng cách lưu ý các bước sau.
Rà soát lại tất cả các đồ dùng học tập mà con bạn đã có
Là thứ dễ bị mất, nhưng cha mẹ thường không theo dõi được lượng đồ dùng học tập bổ sung cho con. Đôi khi chúng vẫn còn thừa ở nhà.
Nhiều trường học cung cấp đồ dùng học tập theo gói và bộ, và rất có thể, những món đồ đó con bạn vẫn chưa dùng tới. Thậm chí có khi chúng đang được cất trong ngăn kéo bàn, tủ đựng quần áo hoặc thùng cất trữ của gia đình. Bạn sẽ ngạc nhiên khi tìm thấy những chiếc bút viết và bút đánh dấu không dùng đến hoặc những xấp giấy thừa được xếp ở đâu đó.
Dạy cho con bạn về trách nhiệm tài chính
Với tư cách là những người làm cha làm mẹ, một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm đó là giúp con bạn dành sự quan tâm hơn cho vấn đề tài chính. Hãy dạy cho chúng hiểu được tầm quan trọng của việc sớm tiết kiệm tiền. Hơn thế nữa, bạn nên để cho con bắt đầu tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ. Việc này là cả một quá trình và giúp con bạn hình thành thói quen tiết kiệm tiền, điều mà chắc chắn sẽ có ích cho cuộc sống của chúng sau này.
Mặc dù thật khó để nói "không" với mọi ý thích của con, nhưng quan trọng là bạn phải kiên quyết từ chối và thay vào đó là khuyến khích trẻ tiết kiệm cho món đồ chơi mà chúng muốn nhất.
Giúp con cái hiểu được tầm quan trọng khi chăm chỉ làm việc cho những gì chúng muốn. Hơn thế nữa là giải thích lý do tại sao con bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn rất nhiều khi đạt được mục tiêu cuối cùng bằng chính khoản tiền mà chúng tự tiết kiệm được. Cha mẹ có thể làm điều này thông qua việc khuyến khích con cái tiết kiệm tiền được mừng sinh nhật hoặc tiền mà chúng nhận được từ ông bà, cô chú.
Hãy dạy cho con cái hiểu được tầm quan trọng của việc sớm tiết kiệm tiền.
Tiết kiệm cho các hoạt động ngoại khóa
Mỗi bậc cha mẹ đều biết các hoạt động ngoại khóa thực sự quan trọng đối với thể chất, tinh thần và kỹ năng quan hệ xã hội của một đứa trẻ. Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ trau dồi tài năng thiên bẩm và thêm tự tin mà còn có thể dạy cho chúng những giá trị sống quan trọng giúp chúng trưởng thành tốt hơn trong tương lai.
Dù cho cha mẹ có thể lăn tăn về việc các hoạt động ngoại khóa làm phát sinh thêm chi phí, nhưng vẫn có nhiều cách để thực hiện điều này mà không làm tăng thêm ngân sách gia đình.
Bạn có thể đăng ký cho con bạn tham gia các dự án hoạt động cộng đồng và theo dõi chương trình khuyến mãi, giảm giá khi đăng ký sớm. Ngoài ra hãy cố gắng tìm kiếm các khoản tài trợ và học bổng mà con bạn đủ điều kiện để được nhận.
Dùng dịch vụ của ngân hàng
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong tài chính hoặc đến thời hạn nộp học phí, việc sử dụng thẻ tín dụng hoặc một số chương trình vay của ngân hàng sẽ giúp bạn trang trải cho khoản chi phí này dễ dàng hơn. Đương nhiên chi phí giao dịch của phương thức này cũng là điều mà bạn cần quan tâm.
Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia tài chính
Hãy nói chuyện với một chuyên gia tài chính cá nhân nếu bạn cảm thấy bản thân cần lời khuyên có tính chuyên môn để quản lý dòng tiền và kiểm soát tài chính của gia đình tốt hơn khi con cái bắt đầu năm học mới. Người này sẽ mang đến cái nhìn rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại của bạn, giúp bạn vạch ra các mục tiêu tài chính trong năm và khám phá các cơ hội đầu tư, điều mà giúp gia đình bạn từng bước giàu có hơn. Cũng bởi vậy bạn sẽ trở thành người luôn đi trước một bước.
Doanh nghiệp và tiếp thị