MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ học giả nghèo trở thành tỷ phú Nhật Bản chỉ nhờ vào MỘT phương pháp tiết kiệm tự sáng tạo: Đơn giản nhưng không phải ai cũng kiên trì thực hiện được

19-02-2022 - 07:53 AM | Lifestyle

Từ học giả nghèo trở thành tỷ phú Nhật Bản chỉ nhờ vào MỘT phương pháp tiết kiệm tự sáng tạo: Đơn giản nhưng không phải ai cũng kiên trì thực hiện được

Từ một người nghèo khổ, Seiroku Honda - được mệnh danh là “Thần tiết kiệm” Nhật Bản, đã trở thành tỷ phú với khối tài sản hàng chục tỷ yên nhờ phương pháp tiết kiệm của riêng mình.

“Thần tiết kiệm” quá cố người Nhật Seiroku Honda sinh năm 1866. Cha ông mất khi ông mới 11 tuổi, ông và gia đình phải kiếm sống bằng nghề nông. Sau này, nhờ vào tinh thần học tập chăm chỉ, ông thi vào Trường Sơn Lâm Tokyo ở Nhật Bản.

Sau đó, ông sang Đức du học và nhận bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học Munich. Những tưởng ông sẽ ở lại miền đất hứa như nước Đức, Honda lại chọn quay trở lại Nhật Bản.

Một mình nuôi gia đình 9 người với số tiền lương ít ỏi

Sau khi tốt nghiệp ở tuổi 25, Honda trở lại Nhật Bản với tư cách là phó giáo sư Khoa Nông nghiệp của Đại học Tokyo. Thời điểm đó, mức lương tháng của ông chỉ 58 yên, tương đương 220.000 đến 250.000 yên theo thời giá hiện tại (khoảng 2.000 USD).

Vốn dĩ khoản thu nhập này đủ để Honda sống nhưng ông không ngờ tất cả người thân trong gia đình đều tìm đến ông để xin giúp đỡ. Vì vậy, Honda phải dựa vào một tháng lương ít ỏi để nuôi sống 9 thành viên trong nhà.

Trong hoàn cảnh đó, ông vẫn có thể trở mình và trở thành tỷ phú, mọi bí quyết đều gói gọn trong 3 quan niệm tài chính đơn giản này:

    1. “Phương pháp tiết kiệm ¼” tự sáng tạo

Seiko Honda đã quyết tâm tiết kiệm, và ông đã nghĩ ra “Luật tiết kiệm ¼”. Tức là, sau khi nhận lương hàng tháng, trước hết ông sẽ trích một phần tư số tiền để tiết kiệm, số tiền còn lại mới dùng để tiêu xài. Mọi khoản thu nhập bổ sung đều sẽ được sung vào quỹ tiết kiệm.

Không tránh khỏi có lúc không đủ tiền dùng, những lúc đó Honda vẫn nhất quyết tiết kiệm 1/4 số tiền lương của mình. Đôi khi 3 bữa ông chỉ ăn cơm trộn mè để tiết kiệm chi phí.

Từ học giả nghèo trở thành tỷ phú Nhật Bản chỉ nhờ vào MỘT phương pháp tiết kiệm tự sáng tạo: Đơn giản nhưng không phải ai cũng kiên trì thực hiện được - Ảnh 1.

    2. Tiết kiệm và đầu tư để trở thành tỷ phú

Phương pháp quản lý tài chính tiếp theo của Seiroku Honda là dùng số tiền tiết kiệm được để đầu tư vào cổ phiếu và đất đai. Với sự vận hành của tư duy ngược, ông đã thành công ôm về một khối.tài sản lớn.

Khi đó, cổ tức ông nhận được còn nhiều hơn tiền lương, ông có hàng triệu USD tiền gửi ngân hàng, cổ phiếu và bất động sản. Ngoài ra, ông còn sở hữu một khu rừng rộng lớn và 6 dinh thự trong khu biệt thự của mình.

    3. Nhấn mạnh việc không cho người khác vay tiền

Seiroku Honda nhấn mạnh không nên vay tiền người khác, cũng đừng cho người khác vay tiền. Dù đối phương là người thân hay bạn bè thân thiết, vay mượn qua lại sẽ không tránh khỏi nguy cơ làm rạn nứt mối quan hệ, tệ hơn là đẩy bản thân vào tình trạng khủng hoảng tài chính.

Lời kết: Tiết kiệm là mấu chốt trong việc “đắp người tuyết”

Seiroku Honda từng nói rằng điều khó khăn nhất khi tiết kiệm chính là tính chấp hành. Vì vậy, ông đề nghị chúng ta nên gạt bỏ lòng tham hư vinh để tiết kiệm, đây chính là điều quan trọng nhất để “xây đắp người tuyết”.

Hãy tưởng tượng tiền chính là một quả cầu tuyết nhỏ, bạn phải đắp sao cho những quả cầu tuyết đó trở thành người tuyết hoàn chỉnh, khi ấy tài sản bạn có được sẽ ngày càng lớn hơn.

Từ học giả nghèo trở thành tỷ phú Nhật Bản chỉ nhờ vào MỘT phương pháp tiết kiệm tự sáng tạo: Đơn giản nhưng không phải ai cũng kiên trì thực hiện được - Ảnh 2.

Nói cách khác, càng tiết kiệm được nhiều tiền, bạn càng có thể cân nhắc nhiều lựa chọn đầu tư. Chỉ cần bạn chịu được giai đoạn tiết kiệm khó khăn và gian khổ nhất, bạn có thể bắt đầu các kế hoạch đầu tư và thực hiện các hoạt động kiếm tiền khác nhau để gia tăng tài sản của mình.

Có rất nhiều lý do để tiêu tiền, nhưng chỉ có một lý do để bạn có động lực tiết kiệm: tương lai. Bạn có nhu cầu mua nhà, mua xe, đầu tư cho con cái, hay chỉ đơn giản là sẽ chủ động tài chính trong trường hợp rủi ro, đau ốm hoặc những biến động của cuộc sống.

Hãy thay đổi thói quen chi tiêu, suy nghĩ về tiết kiệm đồng thời thực hiện ngay bây giờ, hãy đắp nên "người tuyết" của riêng bạn!

https://cafef.vn/tu-hoc-gia-ngheo-tro-thanh-ty-phu-nhat-ban-chi-nho-vao-mot-phuong-phap-tiet-kiem-tu-sang-tao-don-gian-nhung-khong-phai-ai-cung-kien-tri-thuc-hien-duoc-20220217192940909.chn

Như Ý

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên