Ông trùm Foxconn Đài Loan: Trưởng thành rồi phải nhớ lấy 3 phẩm chất chỉ "thức tỉnh" ở người thành công
Lý do để một người đàn ông từ tay trắng xây dựng nên cả một đế chế Foxconn, được coi là nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới của Quách Đài Minh không gì nằm ngoài 3 phẩm chất mà người thành công nào cũng có.
- 26-01-2020Sự khác biệt giữa giàu và nghèo không chỉ nằm ở vật chất, tiền bạc, mà còn là tầm nhìn và tư duy cho tương lai
- 24-01-2020Ra trường 5 năm vẫn chỉ loanh quanh ở mức lương trung bình, tôi nhận ra 4 sai lầm chí mạng khiến bản thân luôn bị đánh giá thấp
- 24-01-2020Từ 20 đến 30 tuổi: Hãy suy nghĩ nhiều hơn về con đường phía trước, bớt làm những việc tự hủy hoại sự nghiệp của mình
Trong xã hội ngày nay, thành công là điều mà ai ai cũng tìm kiếm. Thành công tương đương với sự tự do về tài chính, tự do về thời gian, có đủ sức làm bất cứ điều gì mình mong muốn. Có người phải tích lũy cả đời, có người lại nhanh chóng đạt được, nhưng cũng có rất nhiều người vất vả cả đời mà chưa thể gặt hái thành tựu riêng nào cả.
Vậy đặc điểm để thành công là gì?
Sẽ có người cho rằng, thành công không có một đặc điểm riêng biệt nào. Nhưng kỳ thật, trên thế giới này tuy nhiều người, nhưng số người thực sự thành công chỉ nằm trong một bộ phận khá nhỏ. Và nếu đặt một bộ phận nhỏ này lại với nhau, người ta sẽ nhận thấy không ít những phẩm chất giống nhau của họ.
Cho nên, thực tế thành công nhất định sẽ có đặc thù riêng, còn việc vận dụng và rèn luyện những đặc điểm ấy như thế nào để thành công lại là một khía cạnh khác.
Sự khác biệt cơ bản giữa người thành công và người bình thường
Chẳng phải tự dưng mà người ta có câu: “Một loại gạo nuôi ra trăm loại người”. Sự khác biệt về tính cách, tư duy và phẩm chất giữa con người với nhau là nhiều vô kể. Nhưng ở những khía cạnh nhất định cũng tồn tại những điểm tương tự nhau.
Ví dụ như để thành công không phải chuyện dễ dàng là điều mà ai cũng biết, ai cũng phải trải qua rất nhiều khó khăn, vấp ngã mới nhìn thấy ánh rạng đông của thành tựu.
Với các nhân viên ở Foxconn, thương hiệu sản xuất linh kiện điện tử và máy tính hàng đầu thế giới thuộc Tập Đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải tại Đài Loan, Trung Quốc, mọi người đều biết một câu chuyện kể rằng: Từng có nhân viên đứng ra hỏi Chủ tịch Quách Đài Minh, “Tại sao người mạo hiểm là tôi, nhưng người giàu có lại là ông?”.
Quách Đài Minh lúc ấy đã liệt kê ra 3 điểm khác biệt có thể tổng kết lại thành:
Thứ nhất, thời điểm vào nghề và gây dựng sự nghiệp
Khi thành lập Tập Đoàn Khoa Học Kỹ Thuật Hồng Hải ba mươi năm trước, Quách Đài Minh đã đánh cược toàn bộ gia sản, ước mơ và đam mê của mình vào đây, được ăn cả, ngã về không. Còn nhân viên này chỉ đầu tư duy nhất một bộ hồ sơ xin việc, sau đó làm công ăn lương, tùy thời tùy lúc có thể “bỏ của chạy lấy người”.
Thứ hai, lựa chọn và bị lựa chọn
Quách Đài Minh đã chủ động lựa chọn chân ướt chân ráo xâm nhập thị trường từ việc tập trung sản xuất linh kiện điện tử, và đi đến thành tựu hôm nay với hàng chục hợp đồng lớn khi hợp tác mật thiết cùng các tập đoàn công nghệ lớn, trong đó bao gồm cả Apple, Nokia... Đây là minh chứng cho tầm nhìn độc đáo và tư duy chính xác cho sự lựa chọn trong quá khứ.
Còn nhân viên kia chỉ là một người được lựa chọn dựa trên kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ thể hiện ra giữa hàng trăm ứng viên khác.
Thứ ba, năng lực chịu trách nhiệm
24 tiếng mỗi ngày, Quách Đài Minh đều phải không ngừng suy nghĩ tìm cách tạo ra lợi nhuận, cải thiện tình hình kinh doanh của cả tập đoàn. Mỗi quyết định ông đưa ra có thể ảnh hưởng đến kế sinh nhai của hàng chục nghìn nhân viên và gia đình của họ cũng như quyền lợi của hàng chục nghìn cổ đông trên thị trường.
Còn một nhân viên bình thường chỉ có thể quan tâm, suy nghĩ tìm cách làm xong việc mà cấp trên giao phó, tan làm đúng giờ và về nhà với gia đình, vợ con.
Thông qua ba điểm khác biệt được chỉ ra giữa giám đốc điều hành của một trong những tập đoàn sản xuất kỹ thuật hàng đầu thế giới với một nhân viên làm công ăn lương bình thường, người ta nhận ra rằng, không phải cứ chăm chỉ hoàn thành tốt những trách nhiệm của mình là ắt sẽ đạt được thành công. Để xây dựng cả gia tài hàng chục tỷ đô từ hai bàn tay trắng, thứ mà thành công yêu cầu không chỉ là nỗ lực, mà còn là nỗ lực gấp trăm, gấp nghìn lần so với người thường.
Ba phẩm chất mà thành công yêu cầu
Nhìn từ thành công của ông trùm kinh doanh Đài Loan Quách Đài Minh và những tấm gương thành công khác trên thế giới, người ta nhận ra hầu hết họ đều cùng sở hữu những phẩm chất tương đồng sau đây.
1. Tính cách cố chấp
Cố chấp đem tới rất nhiều mặt xấu, nhưng đồng thời ở một phương diện khác, họ cũng luôn cố gắng theo đuổi chủ nghĩa hoàn mỹ, cầu toàn để đạt tới sự hoàn hảo.
Nhà đồng sáng lập Apple Steve Jobs và CEO Xiaomi Lei Jun đều là người như vậy. Họ cố chấp theo đuổi mục tiêu và lý tưởng của mình, dám vực dậy từ đống tro tàn, kiên trì tiến bước dù gặp nhiều khó khăn đến mấy.
Và sau khi vượt qua tất cả, họ cùng đạt được những thành tựu phi thường khi đưa thương hiệu của mình lên tầm cỡ quốc tế.
Có thể thấy rằng, những người cố chấp luôn có một tâm trí vững vàng và sự kiên định không tưởng đối với suy nghĩ của riêng mình. Người khác tới đường cụt sẽ quay đầu, còn họ vẫn sẽ tiếp tục tìm cách tiến tới, không bằng đường này sẽ có đường khác. Chính sự cố chấp này mới là nhân tố quan trọng giúp họ biến hủ bại thành phép màu.
Vì cố chấp, họ mới có thể kiên cường, bền bỉ, nhẫn nại, không nao núng, trước sau như một và đạt đến đỉnh cao của thành công.
2. Kiên trì học tập trong nghịch cảnh
Kiến thức chính là nấc thang vững chắc nhất để nhân loại không ngừng đạt tới những sự tiến bộ vượt bậc. Mỗi cuốn sách lại ẩn chứa vô số trí tuệ đúc kết từ các nhà hiền triết, bác học trong quá khứ. Do đó, người biết đọc, biết học mới chính là người có bản lĩnh nhất. Họ giống như được ngồi trên vai những người khổng lồ, nhờ đó đạt tới tầm nhìn rộng lớn, cao xa hơn hẳn người thường.
Học tập chính là sự đầu tư tốt nhất cho bản thân chúng ta. Trong thời đại nào cũng vậy, tri thức chính là vốn liếng, tri thức chính là tài sản. Ai sở hữu tri thức trong tay thì mới có quyền chủ động phát triển.
Đây là nền tảng để thúc đẩy sự tiến bộ, cải thiện chất lượng tư duy và trau dồi phẩm đức ưu tú của mỗi cá nhân. Người nào học sâu hiểu rộng, có thể chống lại dụ hoặc, cám dỗ từ phồn hoa bên ngoài nhất định không phải người đơn giản.
3. Không bỏ cuộc dù trải qua thất bại
Trải qua 999 lần thất bại vẫn có thể kiên trì tiếp tục, chờ đợi phía trước nhất định là sự thành công. Dù có thất vọng cũng sẽ không suy sụp, lấy khó khăn làm động lực, lấy vất vả để đấu tranh. Trải qua mỗi lần vấp ngã, người ta sẽ càng kiên cường. Mỗi lần bài học đều trở thành kinh nghiệm quý giá, là vốn liếng, cũng là cơ hội để đi được cao và xa hơn trong tương lai.
Do đó, càng bại càng không nản lòng, càng thua càng nỗ lực gấp bội chính là phẩm chất cần có nhất của một người thành công.
Không từ bỏ, luôn nỗ lực, không sợ hiểm nguy và đánh mất tham vọng chính là phương châm vững vàng nhất của tất cả những người thành công.