Từ quan hệ thương mại 25 năm Việt - Mỹ, thấy gì về sự "lột xác" của ngành sản xuất Việt Nam qua hơn hai thập kỷ?
Những container đầu tiên xuất từ Việt Nam sang Mỹ năm 1995, đến hơn 80% là hàng nông nghiệp.
- 11-07-2020"Đại bàng" sắp làm tổ, kỳ vọng tạo động lực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu ngành điện tử
- 11-07-2020Hai "mảnh đời" startup trái ngược: Vì sao có người có thể "đứng trên vai người khổng lồ", có người lại phải “tự ăn thịt mình”, “ăn thịt Shark”?
- 11-07-2020CIEM: Vội vàng chạy theo một số sáng kiến dịch chuyển chuỗi giá trị có thể gặp rủi ro mắc kẹt trong cạnh tranh giữa các nước lớn
Nguồn: OEC Atlas.
Buổi đầu bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, có thể thấy, các sản phẩm Việt nam xuất sang Mỹ hầu hết là nông sản và hàng may mặc, da giày. Các mặt hàng này đều là nhóm có giá trị gia tăng thấp hơn trong chuỗi giá trị. Nhìn chung, lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ chưa đa dạng và tổng giá trị còn thấp.
Trong khi hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ về Việt Nam, phần lớn nhất là các thiết bị điện tử, công nghệ, và các thiết bị điện gia dụng. Số lượng mặt hàng cũng đa dạng hơn nhiều. Năm 1995, Việt Nam nhập siêu từ Hoa Kỳ.
Nguồn: OEC Atlas.
Sau nhiều năm công nghiệp hóa và nỗ lực tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương, Việt nam đã có những bước tiến dài trên bản đồ xuất khẩu thế giới.
Đến năm 2018, hàng Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đã đa dạng hơn rất nhiều. Đáng chú ý, đồ điện tử, đồ điện và linh kiện các loại đã trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm tới 27%. Đứng thứ hai là hàng may mặc, chiếm khoảng 25%. Tiếp theo đó là da giày và đồ nội thất.
Trong khi hàng nhập khẩu Hoa Kỳ vào Việt Nam giờ chủ yếu là nguyên liệu thô như Cotton (bông thô), thức ăn chăn nuôi, các loại hoa quả hạt và đồ điện tử.
Giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đã tăng cao và đa dạng hơn rất nhiều. Hiện nay, Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Hiện nay, dữ liệu từ OEC Atlas chỉ ra, các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam đã không còn là hàng nông nghiệp và công nghiệp nhẹ như thời 1995, mà giờ đã là thiết bị phát sóng, điện thoại, mạch tích hợp, dệt may... Các mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam giờ chủ yếu là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất như mạch tích hợp, điện thoại, dầu mỏ tinh chế, vải dệt kim cao su nhẹ và bộ phận thiết bị điện...
Đến tháng 10/2019, Bloomberg đưa tin, Việt Nam, với mức tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ 34% - tương đương 10,9 tỷ USD - đã nhảy từ vị trí thứ 12 sang thứ 7 trong danh sách các nhà cung cấp hàng đầu cho Mỹ.
Qua đó có thể thấy được, hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam đang dần chuyển sang các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao hơn, đa dạng hơn và đã thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghệ cao của khu vực và thế giới. Ngày càng có nhiều mặt hàng đáp ứng được những thị trường khó tính như Hoa Kỳ là một tin vui cho xuất khẩu Việt Nam.