Tử vong do ăn ốc lạ: BS khuyến cáo độc chất nguy hiểm, nấu chín không hết, gây nên 4 cấp độ ngộ độc hải sản
TS. BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngộ độc ốc biển nói riêng và ngộ độc các loại hải sản nói chung là một trong những bệnh lý thường gặp.
- 28-09-2020Những thực phẩm siêu chế biến này rất ngon, ai cũng thích nhưng hóa ra lại có thể khiến bạn thiếu hụt dinh dưỡng và tăng cân
- 28-09-2020Triết lý sâu sắc từ câu chuyện Khổng Tử học đàn: Ngay cả việc nhỏ nhất cũng làm theo cách này, bạn sẽ không bao giờ thất bại
- 28-09-2020Ăn đậu hũ 2 lần/tuần sẽ đẩy lùi căn bệnh đáng sợ này
Tử vong vì ốc lạ
Tại Việt Nam, gần như năm nào cũng có trường hợp tử vong vì ngộ độc sau khi ăn ốc lạ.
Gần đây nhất, vào ngày 13/9, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra vụ ngộ độc do ăn ốc lạ, khiến 1 người tử vong, 2 người nhập viện cấp cứu...
Vụ việc xảy ra vào ngày 11/9, một nhóm 3 ngư dân ở huyện Vạn Ninh khi đánh bắt cá trên vịnh Vân Phong có bắt được 1 số ốc biển. Nhóm người này ghé vào đảo Khải Lương, xã Vạn Thanh cho một gia đình người quen nửa số ốc vừa đánh bắt được. Số còn lại, 3 ngư dân hấp và ăn vào chiều tối cùng ngày. Sau khi ăn nửa tiếng, cả 3 người đều có các biểu hiện như: tê môi, tê tay, tê chân, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu…
Ốc bóng bùn, loại ốc có độc tố nghi ngờ 3 ngư dân đã ăn phải
Đến 19 giờ, ngư dân Nguyễn Văn T. có triệu chứng trở nặng, được người dân đưa vào đất liền cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa khu vực Tu Bông, huyện Vạn Ninh nhưng đã tử vong trước đó. Sáng qua (12/9), hai ngư dân còn lại cũng được vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh, rồi chuyển về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Sau khi được điều trị tích cực, 2 bệnh nhân đã tỉnh, tiếp xúc được, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Ông Trần Công Hiền, Trưởng Phòng Y tế huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, loại ốc 3 ngư dân đã ăn nghi là ốc bùn bóng, một loại ốc có độc ở vùng biển địa phương. Ốc bóng bùn có độc tố rất nguy hiểm.
Độc chất trong ốc độc rất nguy hiểm
TS. BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, ngộ độc ốc biển nói riêng và ngộ độc các loại hải sản nói chung là một trong những bệnh lý thường gặp. Hàng năm, tuỳ theo mùa, BV Chợ Rẫy có thể tiếp nhận tới 100 ca 1 năm.
TS. BS Lê Quốc Hùng, trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy
Ngộ độc hải sản thường có 2 nhóm độc chất thường gặp là Tetrodotoxin và saxitoxin, chủ yếu dẫn tới các triệu chứng như tê môi, tê bì dị cảm xung quanh vùng hầu họng, sau đó có thể biến chứng nặng ở các cấp độ khác nhau.
Có 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Tê môi, tê miệng, vùng hầu họng
Cấp độ 2: Tê môi dị cảm vùng hầu họng, bắt đầu có triệu chứng nói khó, nuốt vướng.
Cấp độ 3: Có thể dẫn tới tình trạng khó thở, co giật.
Cấp độ 4: Tê phù xung quanh vùng hầu họng, bệnh nhân liệt cơ rất nhanh. Tình trạng liệt cơ có thể là toàn thân, quan trọng nhất là liệt cơ hô hấp khiến bệnh nhân ngưng thở, dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.
Quan trọng nhất, các độc chất này không bị phá huỷ bởi nhiệt, dù có nấu chín cũng không phá huỷ được độc chất này. Do vậy, quan trọng nhất là phải nhận biết được những loại ốc độc, nếu không nhận biết được thì tốt nhất tránh các loại ốc lạ.
Pháp luật và bạn đọc