'Tuần trăng mật' của Apple và Trung Quốc gặp thử thách lớn, thời cơ của Việt Nam đang đến?
Apple đang dần nhìn ra cái giá của việc quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng khổng lồ tại Trung Quốc. Công ty đang chuyển hướng sang nhiều thị trường tiềm năng khác, trong đó có Việt Nam.
- 30-11-2022Giá iPhone 14 giảm sâu tại Việt Nam, bản Pro Max bất ngờ có giá tốt
- 29-11-2022Người dân đặt hàng cả tháng không mua nổi iPhone giữa mùa cao điểm mua sắm, Apple bất lực nhìn tiền tỷ ‘rơi khỏi túi’
- 27-11-2022Chịu chơi như Elon Musk: Tuyên bố sáng lập hãng điện thoại riêng thay thế iPhone nếu Twitter bị xóa khỏi App Store
Với việc nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, do Foxconn vận hành ở miền trung Trung Quốc, đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn do COVID-19, các nhà phân tích cho rằng những rủi ro liên quan tới việc Apple cố gắng rút lui sẽ tăng lên.
Một phân tích của Reuters về dữ liệu chuỗi cung ứng của Apple cho thấy sự nổi bật của Trung Quốc trong hoạt động sản xuất toàn cầu của công ty đang giảm dần. Trong 5 năm tính đến năm 2019, Trung Quốc là địa điểm chính, chiếm 44% - 47% địa điểm sản xuất của Apple trên toàn cầu, nhưng con số này đã giảm xuống còn 41% vào năm 2020 và 36% vào năm 2021.
Dữ liệu cũng cho thấy nỗ lực đa dạng hóa của Apple và các nhà cung cấp của họ, với các khoản đầu tư vào Ấn Độ và Việt Nam, đồng thời tăng cường mua sắm từ Đài Loan, Mỹ và các nơi khác. Việc này đang định hình lại cấu trúc nguồn cung toàn cầu, mặc dù các nhà phân tích cho rằng Apple sẽ vẫn tiếp xúc nhiều với Trung Quốc trong nhiều năm tới.
Mức độ tiếp xúc của Apple với Trung Quốc đang giảm dần.
Eli Friedman, phó giáo sư tại Đại học Cornell, người nghiên cứu về lao động ở Trung Quốc, cho biết: “Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc sẽ không biến mất chỉ sau một đêm. Việc tách rời là không thực tế đối với các công ty như Apple vào thời điểm hiện tại, mặc dù quá trình đa dạng hóa sẽ tăng tốc”.
Các nhà cung cấp đều tập trung ở Trung Quốc, chiếm 70% iPhone được sản xuất trên toàn cầu. Tuy nhiên, chiến lược của Apple đang thay đổi, không chỉ do các lệnh phong tỏa phòng chống dịch COVID-19 mà còn do căng thẳng mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên.
Foxconn đang đẩy mạnh việc mở rộng ở Ấn Độ, với kế hoạch tăng gấp 4 lần lực lượng lao động tại nhà máy sản xuất iPhone của họ trong vòng hai năm.
Ngân hàng đầu tư J.P.Morgan dự kiến Apple sẽ chuyển khoảng 5% sản lượng sản xuất iPhone 14 sang Ấn Độ từ cuối năm nay và sản xuất 1/4 số iPhone ở Ấn Độ vào năm 2025. Họ cũng ước tính rằng khoảng 25% tổng số sản phẩm của Apple, bao gồm Mac PC, iPad, Apple Watch và AirPods, sẽ được sản xuất bên ngoài Trung Quốc vào năm 2025 so với 5% hiện nay.
Tuy nhiên, dữ liệu nhà cung cấp của Apple đến năm 2021 cho thấy không có địa điểm nào thực sự nổi bật để Apple tách mình khỏi Trung Quốc, theo phân tích của Reuters.
Mỹ đang tăng mạnh nhất lên 10,7% vào năm 2021 từ 7,2% vào năm 2019, tiếp theo là Đài Loan với mức tăng từ 6,7% lên 9,5%. Ấn Độ vẫn là một sự hiện diện tương đối nhỏ, tăng lên 1,5% từ dưới 1%, trong khi Việt Nam mở rộng lên 3,7% từ 2,2%.
Giáo sư Friedman cho biết: "Việt Nam và Ấn Độ không phải là Trung Quốc. Họ không thể sản xuất ở quy mô tương tự Trung Quốc với cùng chất lượng và thời gian cũng như độ tin cậy của cơ sở hạ tầng".
Dữ liệu hàng năm của Apple bao gồm hơn 600 địa điểm trong số các nhà cung cấp hàng đầu của họ, chiếm 98% chi tiêu trực tiếp của Apple. Apple không tiết lộ số tiền mà họ chi cho từng nhà cung cấp và những khoản chi trong danh sách có thể thay đổi hàng năm khi các công ty khác nhau thực hiện cắt giảm giữa hàng nghìn nhà cung cấp của Apple.
Họ bao gồm các nhà sản xuất theo hợp đồng lắp ráp iPhone, iPad, đồng hồ và tai nghe không dây, cũng như các nhà cung cấp chip, kính, vỏ nhôm, dây cáp, bảng mạch và các thành phần khác.
Trong năm 2022, có thể thấy mức độ tiếp xúc của Apple với Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Ngân hàng đầu tư nổi tiếng thế giới JP Morgan đã nhận định rằng Apple dự kiến sẽ sản xuất 65% AirPods, 20% iPad cùng Apple Watch và 5% MacBook tại Việt Nam vào năm 2025.
Foxconn, nhà sản xuất theo hợp đồng lớn nhất của Apple, gần đây đã ký một thỏa thuận trị giá 300 triệu USD để mở rộng quy mô tại Việt Nam với một nhà máy mới dự kiến tạo ra 30.000 việc làm.
Trước đó, vào tháng 8, CEO Apple, Tim Cook đã nêu tên Việt Nam như là một trong 4 thị trường ghi nhận doanh thu trên hai con số, đóng góp nhiều vào khoản doanh thu kỷ lục là 83 tỷ USD của hãng trong quý II, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp những biến động khó khăn của thị trường.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường