Tuyệt đối đừng bao giờ trở thành 7 kiểu người xấu tính sau nơi công sở: Sếp khinh thường, đồng nghiệp cười chê, muôn đời không thăng tiến nổi!
Chuyện tồn tại nơi công sở vốn đã không hề dễ dàng. Vì thế, nếu thuộc những kiểu người mà ai cũng ghét bỏ dưới đây, bạn nên sửa đổi ngay lập tức để tránh hậu họa không đáng có.
- 25-05-20198 sai lầm cố hữu vợ chồng nào cũng mắc phải khiến "cơm không lành, canh chẳng ngọt": Đừng biến hôn nhân thành "nấm mồ" của tình yêu
- 25-05-2019Không bằng cấp, tiếng Anh bập bẹ, trong túi chẳng có lấy một xu, điều gì đã biến người đàn ông gốc Hàn này thành tỷ phú với đế chế F21 lừng danh?
- 24-05-2019Đừng lấy bận rộn làm cớ, 5 việc đơn giản này mà còn không chịu làm, cuộc sống của bạn sẽ chẳng bao giờ hết căng thẳng
Kỹ năng mềm và trí tuệ xúc cảm ngày càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong môi trường công sở, nhân viên được khuyến khích tạo ra văn hóa lành mạnh, trong đó các phẩm chất chuyên nghiệp là yếu tố rất được đề cao. Thiếu đi điều này, nhân viên sẽ không thể làm việc hiệu quả, làm hài lòng cấp trên cũng như hòa đồng với đồng nghiệp.
Dưới đây là 7 kiểu người không có đủ tố chất để tồn tại hay thành công nơi công sở. Nếu thuộc một trong những nhóm này, đã đến lúc bạn cần thay đổi thói quen của mình.
Người lắm chuyện
Những người lắm chuyện thường đào bới thông tin về đời tư và công việc của đồng nghiệp, sau đó nói cho cả văn phòng biết. Kiểu người này thường dành thời gian bàn luận về các vấn đề diễn ra nơi công sở hơn là bắt tay vào làm việc của mình. Chính vì vậy, họ thường mang tiếng xấu là không chuyên nghiệp. Các đồng nghiệp cũng cảm thấy khó khăn khi phải tin tưởng kiểu người này và tránh làm việc nhóm hoặc đề bạt họ.
Người mềm lòng
Người mềm lòng là những người luôn luôn đồng ý. Họ không biết nói không với các nhiệm vụ mới, các ý tưởng tồi tệ hay với những người đồng nghiệp thiếu tôn trọng. Nỗi sợ không dám thể hiện quan điểm của họ thường được ngụy trang thành lòng tốt, tuy nhiên, thái độ thiếu đóng góp này có thể cản trở quá trình việc nhóm. Kiểu người này sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý các ưu tiên, từ đó dễ bị tụt lại. Họ cũng không phải là một nhân viên sáng tạo. Thêm vào đó, họ dễ bị hiểu nhầm là chỉ biết nịnh bợ sếp.
Người bảo thủ
Trái ngược với người mềm lòng, kiểu người này thường phản đối ý kiến của người khác. Họ thích làm theo những điều mình đã quen và cố gắng giữ chúng như cũ, dù phải trả giá bằng hiệu suất làm việc. Những người bảo thủ thường mải mê thực thi kỷ luật và gặp khó khăn trong việc tin tưởng đồng nghiệp hay các báo cáo trực tiếp. Điều này khiến họ không thể làm việc hiệu quả. Họ chính là những kẻ thích kiểm soát mọi thứ.
Người đóng vai "nạn nhân"
Kiểu người này cho rằng, dù vấn đề gì xảy ra ở nơi công sở cũng không phải lỗi của họ. Họ không chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình hay cho việc trễ deadline. Họ có thói quen đổ lỗi cho những người khác trong văn phòng. Những người chuyên đóng vai "nạn nhân" này nghĩ rằng mình không bị ràng buộc bởi các quy tắc. Sớm muộn gì họ cũng đánh mất niềm tin của đồng nghiệp.
Người tự cho mình thông minh
Những người này luôn tự cho mình là kẻ thông minh nhất văn phòng, hoặc là theo cách của họ hoặc là không làm gì cả. Nếu rắc rối xảy ra, đó là do những người khác không làm theo ý kiến của họ. Nếu mọi chuyện thành công, đó là bởi vì ý tưởng thiên tài của họ. Những người tự cho mình là thông minh luôn gạt bỏ ý kiến của người khác, tỏ ra ngạo mạn trong các cuộc họp hay các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau. Điều này khiến họ khó lấy được lòng tin của đồng nghiệp hay tiến hành ý tưởng thông minh của mình. Tuy nhiên, họ chẳng bao giờ nhận ra điều này. Họ nghĩ mình duyên dáng và lấy đó làm cớ để tự làm theo ý mình.
Người nóng nảy
Kể cả khi đã 60 tuổi, những người nóng nảy cũng không biết cách kiểm soát tính khí của mình. Khi mọi chuyện không như ý, họ trở nên thất thường nơi công sở. Họ cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát các mối quan hệ đồng nghiệp xung quanh. Những người nóng nảy thường thể hiện cảm xúc bằng cách nổi cơn tam bành, hét hoặc khóc. Nếu là sếp, họ sẽ khiến nhân viên sợ hãi, ngăn cản mọi người làm việc hiệu quả.
Người thủ đoạn
Tham vọng và kế hoạch để thực hiện tham vọng đó là điều cần thiết trong sự nghiệp. Tuy nhiên, những người này đã nâng tham vọng lên một tầm cao mới. Họ muốn được leo tới đỉnh cao sự nghiệp bằng mọi giá, dù phải dùng thủ đoạn. Họ thường cướp công của đồng nghiệp, lấy le với các cấp trên bằng cách nhắc đi nhắc lại thông tin, sẵn sàng lấy đồng nghiệp ra làm vật hy sinh và từ chối giúp đỡ người khác. Mọi người luôn ghi nhớ thủ đoạn của kiểu người này và bắt họ phải đền tội.
BI